Nền văn minh Trung Hoa là một trong những nền văn minh có lịch sử lâu đời nhất và kéo dài nhất trên thế giới. Nó đã trở thành biểu tượng đặc sắc về mặt tinh thần của dân tộc Trung Quốc, là cơ sở hình thành văn hóa Trung Quốc đương đại. Vậy bạn có biết nền văn minh này bắt nguồn từ đâu và đã trải qua những biến động gì không? Hãy cùng HiCampus tìm hiểu nhé!
Nguồn gốc của nền văn minh Trung Hoa
Nền văn minh Trung Hoa (văn minh Hoa Hạ) chỉ nền văn minh do người Hoa Hạ sáng tạo ra.
Có rất nhiều quan điểm khác nhau của các nhà khảo cổ học về thời gian và địa điểm hình thành nên nền văn minh Trung Hoa. Một trong số đó cho rằng nền văn minh này hình thành vào cuối thời văn hóa Ngưỡng Thiều và đầu thời văn hóa Long Sơn.
Trung Quốc là một trong những nơi đầu tiên phát hiện ra dấu vết đầu tiên của con người. Từ khoảng 8 triệu năm về trước, loài vượn cổ đã sống ở các vùng Khai Nguyên, Lộc Phong của Vân Nam. Trải qua thời gian tiến hóa, chúng đã trở thành người nguyên thủy và sống tập trung thành các thị tộc và bộ lạc như: người Nguyên Mưu, người Lam Điền, người Bắc Kinh,…
Trung Quốc là đất nước có nền văn minh huy hoàng và lâu đời. Từ khi bắt đầu xuất hiện nền văn minh, Trung Quốc đã trải qua nhiều triều đại như Hạ, Thương, Tây Chu, Tần, Hán, Tam Quốc, Đường, Tống, Nguyên, Thanh,… Mỗi triều đại sẽ có những cách cai trị khác nhau, tạo nên những giá trị khác nhau trên vũ đài lịch sử.
Dân tộc Trung Hoa là một dân tộc bất khuất và kiên cường. Họ có tinh thần cầu tiến và trí tuệ ưu việt. Họ đã tạo nên một nền văn minh vật chất và tinh thần vô cùng huy hoàng. Từ đó tạo cơ sở cho Trung Quốc ngày nay phát triển thần tốc.
Đặc điểm của nền văn minh Trung Hoa
Nền văn minh Trung Quốc là nền văn minh duy nhất không bị gián đoạn trong lịch sử loài người. Trong quá trình phát triển lâu dài của lịch sử, nền văn minh Trung Quốc đã hình thành những đặc điểm chủ yếu sau đây.
Thứ nhất, nền văn minh Trung Hoa là nền văn minh phát triển không ngừng và trải qua những giai đoạn rõ rệt. Khi một giai đoạn nhất định suy tàn, nó sẽ thay đổi và sẽ tiếp tục sinh trưởng phát triển. Vòng lặp như vậy đã làm cho sức sống của nền văn minh Hoa trở nên vô tận và tiếp tục cho đến ngày nay.
Thứ hai nền văn minh Trung Hoa chưa bao giờ bị gián đoạn, chủ yếu là nhờ vào sự tích lũy văn minh không ngừng. Sự tích lũy này được thể hiện ở hai khía cạnh:
Một số giá trị nổi bật của nền văn minh Trung Hoa cổ đại
Một nền văn minh huy hoàng và lâu đời luôn có trong mình những giá trị xuất sắc về văn hóa, tinh thần hoặc vật chất để truyền lại cho thế hệ sau. Những giá trị này tuy đã trải qua hàng nghìn năm nhưng vẫn sẽ luôn có nhiều giá trị cần học hỏi. Sau đây hãy cùng HiCampus điểm qua một số giá trị nổi bật của nền văn minh Trung Hoa nhé!
Cốt lõi tư tưởng của nền văn minh Trung Hoa là việc thiết lập các giáo lý Thần đạo, giáo dục lễ nhạc, khác biệt Hoa – Di. Đồng thời cũng đề cao nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.
Ngoài ra, Dịch học là căn bản của nền văn minh Trung Hoa rộng lớn và sâu sắc.
Bách gia chư tử có đặc điểm chung là đều kế thừa sự giáo dục về thi họa lễ nhạc của hoàng gia, đều tôn trọng lễ nghi quân thần phụ tử và sự khác biệt vợ chồng con cái. Vào thời Xuân Thu, khi hoàng thất suy tàn, chư hầu tranh quyền đoạt lợi, các học giả đã đi khắp nơi để vạch ra kế hoạch và mưu lược, vì vậy đến thời Chiến Quốc đã xuất hiện cục diện “bách gia tranh minh”(百家争鸣).
Sự phân chia bách gia đã xuất hiện từ thời cha của Tư Mã Thiên là Tư Mã Đàm. Trong cuốn “Luận lục gia yếu chỉ”, ông đã chia bách gia thành 6 loại: Âm dương, Nho, Mặc, Danh, Pháp, Đạo. Sau này, Lưu Hâm đã thêm vào 4 loại khác là: Tung hoành, Tạp, Nông, Tiểu thuyết. Sau này, “Tiểu thuyết” đã không còn được công nhận, từ đó chỉ còn 9 phái gọi là “cửu lưu”.
Thi, thư, lễ, nhạc, dịch hợp thành Ngũ kinh, Ngũ kinh tương ứng với Ngũ thường. Ngũ thường bao gồm: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.
Theo đó, người nhân là người biết nhường nhịn và yêu thương người khác. Người nghĩa là người quyết đoán và công bằng. Người lễ là người khéo léo, cư xử đúng mực. Người trí là người biết phân biệt đúng sai phải trái. Người tín là người chân thành và giữ lời hứa.
Lục kinh là 6 cuốn sách cổ được Khổng Tử biên soạn và giảng dạy dưới thời tiên Tần. Trong đó bao gồm: Thi, thư, lễ, dịch, nhạc, Xuân Thu. Sáu cuốn sách này không phải do Khổng Tử viết mà ông chỉ biên soạn và chỉnh sửa lại.
Lục kinh chính là sự kết thừa và phát triển của nền văn minh Trung Hoa. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, đến nay những bộ sách này vẫn còn đang được nghiên cứu và giảng dạy.
Xem thêm: Du học Trung Quốc ngành Lịch sử học
Người ta thường nói: “Lịch sử là một tấm gương”. Lịch sử Trung Quốc cổ đại phong phú đang để lại vô số kinh nghiệm và bài học bổ ích cho thế hệ mai sau.
Trong bài viết này, HiCampus đã giới thiệu với các bạn thông về nền văn minh Trung Hoa. Hi vọng rằng thông qua bài viết này, các bạn đã tiếp thu thêm được nhiều kiến thức mới. HiCampus chúc bạn sẽ có một mùa du học thành công!
I . Thời Trung Cổ (TK 4 và 5 – TK 14 và 15, khoảng 1000 năm)
Trong thời kỳ mông muội, con người lo giải quyết những vấn đề trước mắt như đánh bại kẻ thù; xây dựng lại 1 nền kinh tế; làm sao để tồn tại, cho đến khi thoát khỏi tình trạng hỗn loạn; thiết lập trật tự xã hội mới để có thể tái thiết lại châu Âu
Thuật ngữ “Thời Trung cổ” bắt đầu thời Phục Hưng. Vào TK 14 và 15, người dân cảm thấy sắp vượt qua thời kỳ đen tối bước vào 1 thế giới mà có thể so sánh nó với thời kỳ rực rỡ nhất của thế giới cổ đại hoặc gần như vậy. Những TK tăm tối bỏ lại sau lưng đã không còn xứng đáng để được gọi với 1 cái tên đặc biệt, họ chỉ gọi đó là Thời Trung cổ. Bây giờ chúng ta nhận ra, thời kỳ này cũng mang tính đột phá, và trong khoảng 1.000 năm hay hơn, sau sự sụp đỗ Đế chế Tây La Mã, châu Âu đã mang hình dáng và những nét đặc trưng như chúng ta biết ngày nay. Thời Trung cổ bắt đầu TK 4 và 5 với cuộc chạm trán giữa 2 tộc người và 2 xã hội: người Đức và người La Mã.
Vào thời gian này, khi người Đức xâm lược đế chế La Mã và tràn qua Pháp, Tây Ban Nha, Anh và Ý. Rome cũng chẳng là gì ngoài 1 hệ thống cũ nát, tồi tàn và 2 xã hội thật ra chẳng khác nhau mấy. Từ TK 3 và 4, sự giảm sụt nhân số và kinh tế, tiêu hao dần mạng lưới đường xá và các thành phố. Các quân đoàn được thiết lập để bảo vệ tôn giáo La Mã bị giảm dần. Cả về tiện nghi và văn hóa của dân thành phố bị giảm. Sau đó khi nền văn minh đô thị của đế chế bị rạn nứt, những nhóm người tiền La Mã, tiền chiếm hữu nô lệ và nông dân đã xuất hiện trở lại. Các thị tộc và các nhóm tập họp quanh các chủ đất lớn, quanh các Trưởng làng hoặc tù trưởng bộ lạc, những người đưa ra những nguyên tắc cơ bản trong mối quan hệ xã hội. Các lãnh chúa địa phương sống trong các biệt thự lớn trên các vùng đất ở nông thôn của họ, đã trở thành quyền lực thực tế ở nông thôn. Và các vùng nông thôn đã trở thành như nó vốn có trước các cuộc chinh phục La Mã – nền tảng thực sự của kinh tế. Theo thời gian, sau vài thế kỷ, nó trở thành toàn bộ nền kinh tế.
Sự khác nhau của 2 xã hội: Thay đổi này là gốc rễ của các thị trấn mà ta thường liên tưởng sự văn minh. Nhưng nó hiếm thấy hơn ở nông thôn, nơi nhịp sống riêng luôn được duy trì, bất kể người sống ở đó là ai. Các bộ lạc man tộc, mang nét văn hóa của riêng họ. Họ ăn súp và uống bia. Họ hiếu chiến hơn và ít kỷ luật hơn, hướng tới sự tự do cá nhân hơn và trừu tượng hơn trong các hình thức nghệ thuật của họ so với dân đế chế phương Tây. Những người ăn bánh mì, uống rượu vang, sử dụng tiền mặt và xây dựng nhà cửa bằng đá. Nhưng điều đó không ngăn cản những tộc trưởng man rợ giành lấy 1 vài biệt thự của họ và 1 vài thành phố của họ và chấp nhận những cái tốt của 1 nền văn minh sắp tàn.
Sự giống nhau của 2 xã hội: Điểm cốt lõi là 2 xã hội – của kẻ xâm lược mọi rợ và của người bản địa – là 2 xã hội khá tương đồng. Cả 2 đều có nông thôn, đều chiếm hữu nô lệ, cả 2 đều bị chi phối bởi tầng lớp quý tộc lớn, hầu như tàn bạo như nhau. Tầng lớp quý tộc Pháp đã trở thành Pháp – La Mã sau khi bị La Mã chinh phục TK 1 BC. Cùng cách đó, 1 phần nền văn minh Pháp – La Mã đã bị mai một trong tầng lớp quý tộc Đức TK 5 và 6. Và rất nhiều tính dã man của người Đức cổ cũng bị mai một vào thời Pháp – La Mã. Do đó có 1 vài sự hội nhập giữa 2 nhóm, đặc biệt là ở thượng tầng. Nhưng chủ yếu là hội nhập từ trên xuống hướng tới mẫu thức chung thấp nhất.
Nền kinh tế nguyên thủy, nền kinh tế nông – quân sự. Sản xuất ở mức đủ sống và chỉ có nguồn lợi thật sự duy nhất là trộm cướp. Do đó động lực kinh tế nhờ những phát minh mới như cái ách, cày hạng nặng, cái quay tay. Dẫn đến các bộ lạc có thể trang bị tốt hơn để xây dựng các tiểu bang mới: người Saxon ở Anh, Lomba ở Ý, Frank ở Pháp. Trong những tiểu bang này, uy tín và nổi tiếng nhất là đế chế Carolingian mà Charlemagne đã đưa nó lên đỉnh cao. Thực ra đế chế Carolingian là gì? Thủ lĩnh của gia tộc hay của 1 làng lớn với tính tự phụ chung. Trong suốt thời Trung cổ, các thủ lĩnh chiến tranh có tài năng và sắc sảo, sẽ gia tăng sức mạnh của họ bằng chiến tranh. Sau khi chết, toàn bộ thành quả của mình sụp đỗ như những ngôi nhà xây bằng lá bài, bởi vì người thừa kế ko duy trì được. Ngay cả đế chế của Charlemagne cũng ko thoát điều này.
Thu nhậpcủa các vương quốc Bắc Âu là từ cướp bóc không phải từ thu thuế: Mỗi mùa xuân, trên toàn châu Âu, 1 vị vua sẽ kêu gọi lãnh chúa các thái ấp của họ, theo ông chiến đấu, những cuộc viễn chinh cướp bóc, ra những mặt trận xa và xa xôi. Hầu hết thu nhập của vua, không phải từ thuế, không có những người thu thuế, thay vào đó, những thứ cướp bóc từ các vị vua khác, hoặc những lãnh chúa ngoài lãnh thổ. Đó cũng là cách để thu nhập lãnh chúa tăng lên. Thực phẩm, chất đốt của vua và lãnh chúa và mọi người ở tầng lớp trên (hiệp sĩ, giám mục, linh mục) là từ đất, từ các nông dân sản xuất. Nhưng nó chỉ đủ sống. Chứ không đủ trả cho vũ khí, xa xỉ phẩm hay gia vị. Chỉ được chi trả khi sử dụng bạo lực thành công. Nền kinh tế chức năng hoàn hảo, đặc biệt nếu bạn thích săn bắn người và động vật, đã mở ra những mối quan hệ riêng sự phục vụ, lòng trung thành, sự phục tùng của cá nhân.
Mối quan hệ 2 chiều Lãnh chúa và chư hầu( từ TK 5 – TK 19):
Tất cả đều dựa trên việc trao đổi các quà tặng và sự phục vụ: “ta bảo vệ ngươi, ngươi phục vụ ta”. “Tôi phục vụ ngài, ngài nuôi tôi”. “Ta cho ngươi đất, ngươi chiến đấu vì ta”. Nó là sự tác động 2 chiều. Kẻ mạnh tìm kiếm người để làm việc và chiến đấu cho mình. Nó trở nên rõ ràng hơn, với tất cả sự sắp xếp, mà trong đó 1 người đàn ông lệ thuộc vào người khác, điều cao cả nhất, đáng kính nhất là được phục vụ với 1 thanh kiếm, 1 cây thương và 1 con ngựa. Như 1 bầy tôi trung thành, ràng buột với chủ bằng các lời thề long trọng, 1 chư hầu hay thần dân và mối quan hệ này là nền tảng trong chế độ phong kiến đã phát triển và cai trị trên toàn châu Âu trong suốt thời Trung cổ và đã không thực sự biến mất ở nhiều nơi ở châu Âu cho đến TK 19. Trong thời loạn, bất kể 1 người đàn ông nào cũng là 1 chiến binh. Mặt khác, đồ trang bị lại đắt đỏ. Một chiếc mũ sắt bằng 3 con bò, 1 con ngựa bằng 18 – 20 con bò cái. Phải mất thời gian dài học điều khiển 1 con ngựa hiệu quả trong chiến tranh và trong bộ áo giáp nặng. Một tục ngữ Carolingian nói rằng: “Anh có thể thu nhận 1 chàng trai trẻ và đào tạo anh ta thành hiệp sĩ, nhưng muộn hơn thì đừng”.
Khoảng cuối TK 13, kỵ binh hạng nặng đã được công nhận như là vua của chiến trường: bàn đạp để đưa anh ta tấn công bộ binh, chém từ trên yên ngựa, có áo giáp nặng bảo vệ, ngựa là giảm nhọc sức, móng ngựa làm chân ngựa tiếp đất nhiều hơn, cả địa hình gồ ghề. Kỵ binh có thể đột kích bất ngờ, rút đi nhanh chóng, có thể di chuyển quanh đội hình bộ binh quá lớn để tấn công trực diện và chia cắt đội hình của họ, và phục kích họ. Tất cả ưu điểm này được Chalemagne nhận ra, đã làm tăng tỷ lệ kỵ binh trong đội quân nặng nề thời đó. Giá trị của kỵ binh được nhấn mạnh (không đề cập do phải đối phó với kỵ binh Arab).
“Northern Italian Cavalry, 12th-early 13th century
Khi đế chế Carolingian bị chia cắt vào TK 9 bởi những kẻ man rợ mới, hơn bao giờ hết, 1 người đàn ông phải tìm cho mình 1 lãnh chúa mạnh, người có thể gắn kết những người đàn ông. Mỗi lãnh chúa sẽ tìm những người đàn ông khỏe mạnh, những người có thể chiến đấu trên lưng ngựa. Chỉ đội kỵ binh mới có thể đánh bại người Viking, người Arab, Hungari. Nhưng những kẻ chuyên nghiệp đắt giá từ đâu đến? Ai sẽ trả tiền cho họ? Vào thời thương mại sa sút, tiền khan hiếm, thực phẩm thiếu thốn. Câu trả lời là 1 hệ thống các mối quan hệ dựa trên sự kính trọng, 1 người đàn ông lệ thuộc vào 1 người đàn ông khác và sự bảo vệ lẫn nhau.
Cuối cùng các mối quan hệ được công nhận như cấu trúc cơ bản của xã hội dưới chế độ nông nô, chư hầu và lãnh chúa. Sẽ đưa ra các giải pháp cho vấn đề kinh tế và hậu cần của xã hội nguyên thủy và mất trật tự tại châu Âu. Nhưng nó xảy ra không cùng lúc ở mọi nơi. Hệ thống phong kiến với những lợi ích nhỏ là 1 loạt các sắp xếp và những lời thề, nghi thức và thủ tục trong 1 thời gian dài bắt đầu từ TK 6 hoặc 7 và đạt đỉnh điểm sau đó 600 hoặc 700 năm. Những thứ này bao trùm từ gia đình của các thuộc hạ cho ăn và mặc và có thể được trang bị từ 1 ông chủ – lãnh chúa – trước thời Chalemagne, thông qua nhóm người phụ thuộc phần lớn thấy trong TK 9 và 10, ràng buột với lãnh chúa bằng 1 khoản phí hay tiền thu nhập, 1 món quà bằng tiền mặt, 1 khoản vay, 1 mảnh đất, thu nhập từ 1 mảnh đất, tới tận phạm vi của các hiệp sĩ cổ được đặt ra với 1 khoản trợ cấp đất anh ta tạm giữ, đó là tài sản của lãnh chúa đổi lại sự phục vụ của anh và các thuộc hạ của anh hoặc cho cuộc sống của anh. Do đó vào cuối TK 11, nó trở thành tài sản thừa kế trong gia đình. Bây giờ, tất cả loại hình khác do từ người làm, chủ yếu nông dân. Vì họ không có nhiều tiền mặt, bản chất bóc lột thức ăn, nhân công, vận tải, những sự phục vụ khác. Vào TK 10, những thủ đoạn nhằm bảo vệ chế độ phong kiến đủ nhiều để dập tắt những gì còn lại của tầng lớp nông dân tự do. Lãnh chúa lớn đặt ra quyền về thuế và thuế thập phân, đặc quyền săn bắn của ông ta, quyền trên những khu rừng và đất công của ông ta. Ông bắt nông dân xay ngũ cốc của họ trong nhà máy của ông ta. Nướng bánh mì của họ trong lò của ông ta, lấy cá trong những ngày ăn chay của họ trong ao của ông ta. Ông áp đặt luật của mình: quyền thẩm phán, phạt và trừng phạt. Có nghĩa không chỉ là sức mạnh mà còn lợi tức.
Đó là chế độ phong kiến, 1 sự mất trật tự có tổ chức, dành hỗ trợ cho các chiến binh chuyên nghiệp bằng cách bóc lột những kẻ không chuyên. Đó là Mô hình lý tưởng được hình thành hoàn chỉnh tương đối muộn trong lịch sử.
Đổi đất lấy sự phục vụ: Chư hầu đơn giản là 1 người đàn ông của người đàn ông khác, mối quan hệ phong kiến giữa lãnh chúa ban ra lệ phí và những người đã chấp nhận nó, và phục vụ lại ông ta. Lệ phí này có thể là tiền, hoặc lệ phí cầu đường trên 1 cây cầu hoặc 1 chổ cạn hoặc nhà máy, nhưng chủ yếu là đất. Ví dụ, giả sử bạn là chủ 1 tài sản lớn, bạn chỉ có thể bảo vệ nó nhờ những người đàn ông và vũ khí. Bạn có thể xây dựng 1 lâu đài, 1 pháo đài, bảo vệ bằng kẻ chuyên nghiệp, phải trả bằng. Trả bằng cách nào? Tiền mặt ít có sẵn: ngay cả các hoàng tử, các công tứơc lớn, thường nấu chảy các tấm kim loại lớn, hoặc cầm cố trang sức của gia đình khi cần 1 ít tiền mặt. Khi có tiền cũng không có cửa hàng để tiêu tiền. Không thể giữ nhiều đàn ông trong lâu đài, bởi vì cần nhiều thức ăn trong kho; vận chuyển nó thì khó khăn; ngay cả với vua, di chuyển giữa các thái ấp.
Vì vậy muốn có nhiều người theo mình, bạn phải cho họ đất và những nông nô trên đó, và họ sẽ chiến đấu cho bạn. Nói cách khác, đất đai là 1 loại tiền công, sẽ hoàn lại cho bạn khi anh ta chết hoặc ngừng phục vụ bạn. Trong trường hợp, từ con trai, hay con rễ, vì vậy qua các thế hệ, lúc đầu lệ phí cá nhân trở thành thừa kế, đất đai như là quyền lợi của thánh chức. Ban đầu, chư hầu tặng lãnh chúa 1 món quà. Chư hầu xem đất như tài sản riêng.
Chế độ phong kiến bắt đầu gặp khó khăn do khó khăn trong trao đổi quyền lợi, cần có tiền: Cuối cùng mọi thứ trở nên quá phức tạp. Thực tế, bạn có thể là người của nhiều lãnh chúa khác nhau. Bạn khó xử khi các lãnh chúa của bạn đánh nhau. Khoảng TK 11, khi người đàn ông đặt tay mình vào lãnh chúa. Lệ phí TK 12, tiền trở lại ý nghĩa riêng của nó. Một trăm năm sau, chúng ta thấy 1 giao kèo giải thích rõ ràng nghĩa vụ các bên ký giao kèo. Và đây là khởi đầu sự kết thúc. Chế độ phong kiến đã trở nên phức tạp để đối phó với các vấn đề của 1 nền kinh tế mà tiền tệ khan hiếm và các cấu trúc xã hội rộng hơn thì dễ sụp đỗ hoặc không tồn tại. Trả lời cho các vấn đề, bằng việc nhấn mạnh mối quan hệ cá nhân giữa những người đàn ông và trả công bằng hiện vật, bằng việc trao đổi sự phục vụ.
Nhưng khi nền kinh tế tiền tệ được thiết lập lại, trật tự xã hội tái xuất hiện. Sự sắp xếp trong xã hội phong kiến của 1 thời kỳ hỗn độn dần lộ ra. Mặc dù cố gắng thích ứng với điều kiện mới chúng vẫn trở nên lỗi thời. Tuy nhiên, vài thứ vẫn được giữ nguyên trong mối quan hệ phong kiến và đó là tầm quan trọng của các mối quan hệ cá nhân và các ảnh hưởng cá nhân.
Mối quan hệ thân thuộc mạnh đến nỗi, khi các nhà thơ miền Nam Pháp đưa ra ý tưởng tình yêu kiểu hiệp sĩ TK 12, họ bày tỏ lòng trung thành với 1 người yêu hoàn hảo dựa trên kiểu cống hiến của chư hầu và lãnh chúa của mình. Người yêu hoàn hảo là chư hầu hoàn hảo. Anh thề trung thành với quý cô của mình khi quỳ gối và tay đan vào nhau là biểu thị sự thần phục, đã trở thành những cử chỉ cầu nguyện, mà nó đã không có trước đây. Nói cách khác, bạn tỏ lòng kính trọng Chúa, đức Chúa Trời trên cao.
Cũng sống trong thời phong kiến và ghi lại tất cả điều này là các tu sĩ và thầy tu, những người là 1 phần trong tổ chức hệ thống quyền lực và quyết định đối với chính nền văn hóa. Họ giải thích những gì đã xảy ra, họ ghi lại các sự kiện, theo đó mà giải thích, và họ nói với vua những gì mà ông thực sự đang làm, cũng như những gì nên làm. Công việc ghi chép đầy thử thách này có nguồn gốc. Trong các di chúc cũ của Jewish, ví dụ như lễ đăng quang của David, có nguồn gốc từ các kinh điển Rome. Nó nhấn mạnh rằng, tầng lớp cai trị được chỉ định bởi Chúa Trời để thực hiện ý nguyện của Chúa trên mặt đất. Và ý nguyện của Chúa là lợi ích chung: việc thi hành đức tin của Cơ Đốc giáo, được quyết định bởi Nhà Thờ và sự áp đặt của pháp luật La Mã. Sau đó, nhiệm vụ của vua lãnh đạo những người dân được Cơ Đốc giáo cứu rỗi. Như Augustus Đại Đế mang lại hòa bình trên mặt đất, duy trì trật tự, bảo vệ kẻ yếu và người nghèo. Mô hình này được đưa ra bởi các giáo sĩ chống lại quyền lực thực tế của hoàng gia.
Nếu bạn biến vua thành 1 hoàng tử của hòa bình, bạn làm giảm thu nhập của ông ta và bạn làm suy yếu ảnh hưởng của ông trên các lãnh chúa. Những thủ lĩnh chỉ quan tâm đến chiến tranh và cướp. Nếu bạn để vua bảo vệ kẻ yếu và người nghèo, bạn đưa đến cho ông ta những đồng minh không có khả năng hỗ trợ và bạn đặt ông ta vào thế đối nghịch với các quý tộc – người có thu nhập từ công sức kẻ yếu và người nghèo.
Các ông chủ thật sự ở thời Trung cổ, sau tất cả, không phải là những người đàn ông của hòa bình mà là những người đàn ông biết cách chiến đấu và những người có ngựa và vũ khí để chiến đấu. Họ xây dựng pháo đài, lâu đài cho quốc phòng địa phương và phòng thủ cho chính họ. Nông dân có thể mất nơi ẩn náu trong các pháo đài của lãnh chúa. Nhưng trong các pháo đài thông thường không có phòng cho người tị nạn, cho gia súc của họ, cho toa xe của họ. Những người nông dân thực sự sống trong hoảng loạn với các cuộc tấn công và cướp bóc từ bên ngoài. Nhưng khi họ tìm nơi ẩn náu họ vào đồi, vào rừng. các lãnh chúa cung cấp nơi trú ẩn không an toàn. Chỉ đơn giản là bên trong rào bảo vệ. Nếu 1 người láng giềng đánh nông dân của họ hoặc cướp của họ, họ sẽ đánh lại nông dân của anh ta và cướp lại. Đây là vai trò của người bảo vệ, nó cho phép các lãnh chúa thu 1 phần hoa màu cố định trên các cây trồng của nông dân. Vì vậy ở đây chúng ta có 3 tầng lớp với lợi ích khác nhau và với các áp lực khác nhau: các lãnh chúa và thuộc hạ hung ác của họ, nông dân và các giáo sĩ.
Họ làm việc cùng nhau, cách họ chống nhau….
Vào năm 1000 sau công nguyên, xã hội được phân thành nhiều giai cấp như : giáo sỹ, nông dân hay hiệp sỹ.
Nhà quý tộc trong lâu đài. Vị mục sư trong Nhà Thờ. Người nông dân trong túp lều. Một kiểu xã hội đơn giản sẽ kéo dài hàng thế kỷ. Nhưng càng thành công trong việc thiết lập lại trật tự xã hội, nó càng khuyến khích các nguồn lực rất mạnh là thứ sẽ hủy hoại sức mạnh của nó. “Trật tự xã hội phong kiến”
Hình thức xã hội phong kiến, vào thời tiền Trung cổ những chư hầu nguyện trung thành với vị chúa tể của họ và chiến đấu cho họ. Đổi lại họ nhận 1 mảnh đất từ chúa tể, bao gồm cả tá điền. Vì thế, 1 mặt chúng ta có 1 tầng lớp quý tộc gồm vua và chư hầu, những người có của cải. Và 1 mặt khác, những người nông dân hoặc nông nô, là những người làm mọi công việc, đổi lại được ban phát quyền tồn tại tạm thời.
Tầng lớp thứ 3, giới tăng lữ, là 1 phần không thể thiếu trong cấu trúc quyền lực phong kiến. Trong suốt thời kỳ này, giáo hội hoạt động rất tốt. Giáo hội được hiến tặng đất đai, châu báu của cải và có thể duy trì được sự giàu có liên tục hơn những chúa đất trần tục, những người có đặc tính khác biệt và thường xuyên đi chinh chiến, cướp của những vị vua chúa khác. Giáo hội chưa bao giờ bị diệt vong, thậm chí còn giàu có hơn. Và Giáo hội còn mở ra sự phục hưng văn hóa mới trong năm 1000. Đây là kỉ nguyên được mô tả bởi 1 tu sĩ ở Burgundy, tên Raoul Glaber, ông không bàn luận nhiều về thời đại mình, cho biết “kết cấu của các Nhà Thờ đã được dựng lại và mọi quốc gia theo đạo Cơ đốc tranh chấp với nhau xem quốc gia nào sẽ cầu nguyện trong tòa nhà đẹp nhất”. Những Nhà Thờ mà Glaber nói đến đều xây dựng theo phong cách Rome. Phong cách Gothic chỉ được sáng tạo ra 1 thế kỷ sau đó, nhưng chúng không kém phần tráng lệ.
Trong khi công trình công cộng được xây dựng nhiều hơn, tư tưởng cộng đồng cũng đổi khác. Đúng hơn là, suy nghĩ của tầng lớp tăng lữ về những vấn đề chung, góp phần tạo ra 1 kiểu mẫu xã hội mới, thực tế hơn. Kiểu xã hội có vị vua đóng vai trò như 1 con người của hòa bình ở trung tâm xã hội, bảo vệ những người khác.
Mặc dù tu sĩ vẫn coi 1 người trị vì theo đạo Cơ đốc là quan trọng, bây giờ ông ấy là thành viên của xã hội Cơ đốc giáo rộng lớn hơn được phân chia thành 3 giai cấp xã hội. Mỗi giai cấp với 1 chức năng riêng biệt. Những người cầu nguyện. Những người chiến đấu. Những người lao động.
Trong khuôn mẫu xã hội này, những gì thuộc về tôn giáo được coi trọng hơn những gì trần tục, và cây kiếm đặt cao hơn cái mai. Một người cầu nguyện để cứu rỗi linh hồn. Những người khác chiến đấu để giữ mạng sống và của cải của cộng đồng. Và cả 2 xứng đáng được sống dựa trên sự lao động của những người khác. Vì thế dưới họ là những người nông dân làm việc để phục dịch họ.
Đó là 1 kiểu mẫu đơn giản. Chính sự cực kỳ đơn giản đó đã giữ cho nó vận hành suốt thời gian dài. Khuôn mẫu xã hội này còn đưa ra lý lẽ biện minh cho sự lười biếng bằng cách làm cho tỏ ra danh giá. Và nhìn nhận lao động chân tay như 1 điều đáng hỗ thẹn, đó là điều hiển nhiên, khi xã hội này bị áp đặt. Những người có khả năng thì chiến đấu hay cầu nguyện, những người không có khả năng thì lao động. Vậy nên, việc sản xuất ra của cải vật chất là 1 hoạt động tầm thường. Giới quí tộc và mục sư nhàn rỗi và không tham gia sản xuất.
Từng có 1 sự tranh luận, có 1 truyền thống Cơ đốc giáo đối lập. Chúa Jesu là 1 người thợ mộc. Những luật lệ tu viện, giống như qui luật của Thánh Benedict đòi hỏi lao động chân tay. Như câu ngạn ngữ Latinh “Lao động là cầu nguyện”. Lý do đáng xem xét nhất, tại sao luật lệ tu viện lại khuyên con người lao động. Đầu tiên là tránh tình trạng buồn chán, mà khi đó, tâm trí con người dễ lan man vào những chiều hướng nguy hiểm. Thứ hai, dạy cho con người tính khiêm nhường. Nguyên nhân xác đáng vì lao động là 1 trãi nghiệm về tính khiêm nhường. Đặc biệt, công việc là 1 sự khích lệ cho nỗ lực tinh thần. Trợ cấp cho các buổi cầu nguyện và những dự định để chúng có thể tiến hành mà không khó khăn về vật chất. Giới quý tộc không bao giờ quan tâm đến năng suất lao động. Đây là 1 ý niệm để lại ấn tượng lâu dài trong xã hội và văn hóa phương Tây. Hơn nữa kiểu xã hội có 3 tầng lớp có tăng lữ, quý tộc và dân thường đã được định hướng để thiết lập trật tự xã hội, nhưng thực tế lại tạo ra mâu thuẩn – sự thù ghét và chống đối đã xác nhận mối quan hệ quyền lực. Nhận biết sự mâu thuẩn, giáo hội cố gắng giảm mâu thuẩn bằng cách truyền bá tư tưởng rằng trật tự xã hội dựa trên sự hợp tác và giúp đỡ qua lại. Bức họa “Biểu tượng về 1 chính quyền mẫu mực” của Lorrentti TK 14 vẽ phản ánh ý niệm về sự hợp tác và phụ thuộc lẫn nhau. Biểu tượng của sự công bằng, hòa bình, dũng cảm, khôn ngoan, chan hòa rộng lượng. Sự cao thượng, chừng mực và lòng nhân hậu. Tất cả dựa vào 1 tổ chức thống nhất những người ở giai cấp thấp. Bức tranh “Biểu tượng về 1 chính quyền bệ rạc”. Trong đó quỷ Satan ở vị trí trung tâm, và những người khác đang cãi cọ và vụ lợi cho bản thân. Một số người đang hợp tác và phục vụ nhiều hơn những người khác.
Trong khi Tây Âu không còn những bộ tộc dã man, dân chúng bắt đầu định cư, dù tương đối. Đầm lầy, rừng, đất bỏ hoang nhường chổ cho vườn nho, vườn cây ăn quả và những cánh đồng, những làng mới mọc lên để khai hoang và canh tác những vùng đất mới. Khối lựơng sản xuất tiếp tục tăng lên. Vì nó diễn ra ở 1 chế độ rất thạo vắt kiệt những gì có thể từ những người lao động ở dưới đáy xã hội. Hầu hết số thặng dư mới được chuyển vào kho những ông chủ và trên bàn ăn. Số thặng dư kích thích sự xa hoa, cho nên những nhóm chuyên gia được lập ra từ số đông nông dân mù mờ. Thợ nề, thợ thủ công, thương gia và sự phục hồi về nhu cầu dịch vụ này dẫn đến sự hồi sinh các thị trấn, nơi diễn ra trao đổi dịch vụ. Những trung tâm đô thị trước đó bị mất tầm quan trọng vốn có trong hàng thế kỷ. Nhưng ở TK 11 và 12, những thành phố cổ sống lại, thành phố buôn bán mới mọc lên nhanh chóng. Ở những giao lộ, những ngã tư sông, tại điểm dừng thuận lợi dọc theo đường chính.
Vào cuối TK 12, nền văn minh Tây phương đã 1 lần nữa thay đổi cơ bản. Nó đã là nông thôn 1000 năm. Kể từ đây bị lấn áp của các đô thị. Mọi thứ dần dần tập trung vào thị trấn. Sự giàu có, quyền lực và sự sáng tạo văn hóa. Thật tự nhiên, 1 sự biến đổi có ảnh hưởng sâu rộng đã tác động đến kiểu xã hội 3 giai cấp và những mối quan hệ xã hội mà nó cố gắng bình ổn. Trong mỗi giai cấp, sự tiến bộ về vật chất làm cho tôn ti xã hội trở nên phức tạp. Trong giáo hội, sự hồi sinh của đô thị đã nhấn mạnh sự đỗ vỡ giữa tu sĩ nông thôn và các tu viện. Mặt khác, tăng lữ đô thị trưởng thành xung quanh nhà thờ lớn của những thị trấn mới giữa tầng lớp quý tộc. nền kinh tế đô thị ngày càng trở nên quan trọng làm gia tăng quyền lực quý tộc nắm quyền chi phối thị trường gây bất lợi cho dân thôn quê.
Nhưng cuộc cách mạng vĩ đại nhất không diễn ra trong tầng lớp cao nhất, mà trong tầng lớp thứ 3 giữa những thường dân. Giai cấp thấp nhất đã tăng lên nhanh chóng về thành phần và đa dạng. Nông dân tiếp tục là đại biểu cho lực lượng đông đảo. Trên mặt bằng nông thôn, có nhiều điểm chưa ổn định, 1 số nông dân trở nên khá giả. Sự tương phản mạnh mẽ nhất là ở thị trấn: thợ thủ công, kẻ làm thuê, tiểu thương. Những thương nhân hoạt động phạm vi rộng lớn, có ông trùm trong giới thương nhân. Những tổ chức nghề nghiệp cũng phát triển. Phường và hội bảo vệ lợi ích của 1 địa phương hoặc 1 hình thức kinh doanh cụ thể. Hiệp hội thầy giáo và học sinh trong ngôi trường mới được thành lập. Những ngôi trường đầu tiên được thành lập ở Bologna và Paris. Tuy nhiên chúng nhanh chóng xuất hiện ở mọi thành phố lớn. Hoạt động do Hiến chương chi phối, được công nhận bởi đức Giáo hoàng hoặc Hoàng đế hoặc là vua. Từ “University” thời cổ để chỉ những hiệp hội độc lập.
Nhưng tất cả những sự thay đổi này (những đô thị mới, …) đã dẫn đến nhiều xung đột hơn. Điển hình của cuộc đấu tranh giữa tầng lớp cũ và những lực lượng mới là thỏa thuận được ký kết năm 1215 giữa hoàng đế John, Anh và các lãnh chúa của nước này. Một thỏa thuận được truyền đời, đến thế hệ chúng ta, Asmagna Carta, hay “Bản Đại Hiến chương”. Vào thời điểm John trở thành vua, chính quyền hoàng gia đã cải thiện nhưng tài chính là không. Vì thế, John đã đánh thuế tầng lớp quý tộc, tăng lữ và toàn dân thành phố. Ông đã xâm phạm đặc quyền của họ, bằng việc phái các quan chức triều đình đi thu thuế. Ông đã đẩy đất nước đến bờ vực nội chiến. Con đường duy nhất tránh xung đột là đi đến 1 thỏa thuận giải thích rõ ràng quyền lợi của “Những con người tự do”, đặc biệt là những lãnh chúa và tăng lữ, ngoài ra còn có thị dân và thương nhân. Sự công nhận những quyền lợi mới này rất đáng kể, mặc dù không có ai chấp hành nghiêm ngặt vào thời đó vì các thỏa thuận thời phong kiến luôn đổ vỡ. Nhưng ngoài những điều khoản của nó còn có những quyền lợi cơ bản, hợp pháp cho người Anh.
Ngoài ra còn có 1 thể chế đại diện gọi là Nghị viện được lập ra để bảo đảm nhà vua có tiếng nói riêng của mình, đồng thời không lạm dụng quyền hạn. Vì thế văn kiện có khuynh hướng đối lập thời phong kiến này nhằm bảo vệ lợi ích của những người vĩ đại trở thành nền tảng của những cơ quan tiến bộ hơn nữa. Thời gian này ở châu Âu, những hoạt động kinh tế ở mọi quy mô đều nới lỏng những ràng buột cũ kỹ, làm suy yếu những mối liên kết và lòng trung thành trong các phe phái thời phong kiến.
Cùng với sự phồn thịnh, châu Âu trở nên thích phiêu lưu hơn, quan tâm đến những tiến bộ về vật chất, tin tưởng thế giới tạo ra dành cho con người và con người có trách nhiệm thiêng liêng là làm chủ nó. Thời đại đã thắp lên 1 hy vọng mới cho thành công cá nhân và lan truyền những ý tưởng phi thường cho sự tiến bộ. Ý niệm rằng mọi thứ đang ngày càng trở nên tốt hơn, rằng hy vọng duy nhất của bạn sẽ không còn là đơn độc ở chốn thiên đường mà ở ngay trên thế giới trần tục. Bạn có thể hy vọng bản thân mình sẽ trở nên tốt hơn. Nếu bạn làm việc chăm chỉ, nếu bạn chiến đấu tốt. Nếu bạn táo bạo trong kinh doanh, hoặc có kỹ năng quản lý công việc. Một dấu hiệu tốt của tinh thần mới, châu Âu chuyển từ thế phòng thủ sang thế phản công. Nó dấn thân vào 1 loại phiêu lưu mang tính chất đế quốc chủ nghĩa, chính là tính chất của xã hội đang bùng nổ với sinh lực, sức sống và sự tự tin giữa TK 11 và 13, 8 cuộc viễn chinh diễn ra để giải cứu Jerusalem và những vùng đất thánh khỏi những người Thổ ngoại đạo. Cuộc hành hương vũ trang
Vào cuối TK 13, tất cả các pháo đài Thập Tự Chinh ở Syria và Palestine đã sụp đỗ, cuối cùng là TP Acre vào năm 1291. Chiếm lại đất Thánh từ tay kẻ ngoại đạo là nhân tố cốt yếu thôi thúc các cuộc Thập Tự Chinh, nhưng vẫn có các lợi ích khác. Quan trọng nhất là sự quyết tâm hạn chế chiến tranh và tình trạng bạo loạn ở châu Âu, bằng cách đưa họ ra nước ngoài. Nếu không khả thi, thì tinh thần hăng hái thời phong kiến có thể được dùng như những sự kết thúc hữu dụng bằng cách chỉ thị họ chống đối lại những người Cơ Đốc giáo ủng hộ dị giáo tại quê nhà. Tất cả những dị giáo đe dọa sự độc quyền hệ tư tưởng của Giáo hội vì thế cần loại bỏ. Những người Cơ Đốc giáo ủng hộ dị giáo đầu tiên bị thiêu trên cọc khoảng sau năm 1000.
Vào TK 13, Pháp phát động cuộc Thập Tự Chinh phát động chống lại người Albigensian hay Carthar. Những con người đức hạnh, sống vùng Albi, Tây Nam Pháp. Những người Albigensian đặc biệt là mối đe dọa nghiêm trọng người nắm quyền, vì họ nhận định rằng Chúa và quỹ Satan, cái thiện và cái ác, có quyền lực ngang nhau. Mọi thứ thuộc về vật chất, thế gới và vật chất nói chung được tạo ra bởi cái ác. Điều này bao gồm cả những cấu trúc chính trị, hệ thống phong kiến và cả Giáo hội. Bởi vì chính nó ngụy tạo bằng sự cứu rỗi linh hồn là hoàn toàn có thể trong thế giới này. Họ không thể được tha thứ. Những Thâp tự quân thời Trung cổ không thèm phân biệt họ giết những người châu Âu cũng đầy hăng hái như giết người ngoài châu Âu. Sau cuộc vây hãm 1 pháo đài của người Albigensian ở Beziers “Làm sao phân biết người Công giáo và dị giáo”, vị linh mục bảo hãy giết hết bọn chúng, Chúa sẽ nhận ra người của mình.
Nhưng hình thức Thập Tự Chinh phổ biến nhất là chiến đấu để cải đạo những kẻ ngoại đạo ngoại quốc, tốt nhất là đừng quá xa; nếu không cải đạo sẽ bị giết. Và đưa những con chiên ngoan đạo đến định cư trên vùng đất của họ. Cuộc tái chiếm Tây Ban Nha từ người Arab là 1 chiến dịch sinh lợi tiếp diễn mãi đến những năm 1490. Và những cuộc viễn chinh mà TBN và Bồ ĐN phái đến Bắc Phi và Châu Mỹ đều là hình thức Thập Tự Chinh tương tự. Nên truyền thống Thập Tự Chinh và kinh nghiệm xâm lược hợp thành 1, làm nên cảm hứng của họ. Những mục đích cao đẹp về tinh thần và không đòi hỏi về vật chất. Niềm khao khát rời xa gia đình và khao khát rời xa kẻ thù gây rắc rối, mạnh mẽ, táo bạo và hám danh.
Nhưng cùng lúc đó, con người cố khẳng định chính mình không bị ép buột bởi người lớn tuổi và kẻ bề trên và đặc biệt không bị ép buột bởi Giáo hội. Vào TK 12, văn hóa ngoại đạo xuất hiện, vượt ra khỏi tầm ảnh hưởng của Giáo hội, đôi khi còn phê phán nó và phản ảnh 1 cộng đồng của người dân thị thành muốn hưởng thụ sự giàu sang của họ. Ở Cologne, nơi mà sau này trở thành thành phố tầm cỡ của Đức, một nhà thơ thành thị viết: “Theo con đường hoan lạc ta vội vã ra đi, tiến thẳng tới hang ổ quỷ dữ. Ta làm những việc trái với luân thường đạo lý. Ta chẳng chút hy vọng với tới thiên đường, bị u mê bởi vì rằng Save the Skin’s my Motto”. Chắc hẳn có nhiều người cảm thấy giống như vậy và những người không ngại nói ra điều họ nghĩ. Điều này cho chúng ta biết về tinh thần đã thay đổi của thời đại. Còn có cả những trò mới trong ái tình có thể là không mấy nghiệm túc, gợi ra sự giải thoát khỏi đức tin tôn giáo của thời đại gò bó hơnm cả những thói quen quyền quý, tái phát hiện cách cư xử, sự can đảm, như phong cách Hiệp sĩ. Một điển hình, câu chuyện lãng mạn.
Vào khoảng 1200, tại Pháp, 1 người hát rong, nhà thơ ca sĩ sáng tác chuyện tình Aucassin và Nicolette. Aucassin, con trai 1 bá tước yêu và muốn lấy Nicolette, 1 nàng hầu nô lệ, không có địa vị xã hội, được mua về từ tay Ả rập.
Aucassin phải nên cưới người cùng địa vị, nếu Aucassin lấy Nicolette, thì phải xuống địa ngục. “Tôi lên thiên đường để làm gì, miễn là tôi có Nicolette, người tình ngọt ngào của tôi, người mà tôi rất đỗi yêu thương”. Những người muốn lên thiên đường: thầy tu già nua, người què cụt lớn tuổi, kẻ bệnh tật giày vò, kẻ nghèo hèn quần áo cũ rích, chết vì đói khát, lạnh lẽo, đau đớn. Địa ngục là điểm đến của các mục sư, hiệp sĩ quả cảm, lính dũng cảm, quý tộc; qúy bà xinh đẹp, tốt bụng; người hát rong, nhà thơ, các ông vua”. Ở đây sự đảo lộn tất cả các giá trị vốn được chấp nhận. Chưa kết hôn, Aucassin không chịu chiến đấu, đe dọa tài sản người bố và của chính cậu ta. Hai cha con thỏa thuận, Aucassin đi đánh trận và chiến thắng, cha cậu không giữ lời hứa. Không cho cậu gặp Nicolette. Vì thế thả kẻ cầm đầu. Cậu thỏa thuận với kẻ thù, hãm hại cha mình. Vì vậy, mọi giá trị truyền thống Thiên Chúa giáo, đạo làm con, chế độ phong kiến, đều bị giẫm đạp bởi tình yêu – kẻ điên rồ. Những cuộc phiêu lưu của các tình nhân trẻ vẫn tiếp tục và tiếp tục. Họ lạc mất nhau rồi tìm lại nhau, họ hôn nhau,cưới nhau sống hạnh phúc. Đoạn kết có hậu.
Nguồn : 52 tập phim Văn Minh Phương Tây
Hiệp Hội Bảo tàng Nghệ thuật Đô Thị.
GS Eugen Weber, Giảng viên môn Lịch sử, U.C.L.A., Los Angeles