Hội Nông dân Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp nông dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; cơ sở chính trị của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chức năng của Hội Nông dân Việt Nam - Vận động, giáo dục hội viên, nông dân phát huy quyền làm chủ, tích cực học tập nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt. - Đại diện giai cấp nông dân tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước. - Chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân Việt Nam. Nhiệm vụ của Hội Nông dân Việt Nam + Tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, hội viên, nông dân hiểu biết đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Nghị quyết, Chỉ thị của Hội, khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, ý chí cách mạng, tinh thần tự lực tự cường, lao động sáng tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Tổ chức học tập nâng cao trình độ tay nghề khoa học kỹ thuật và nghề nghiệp trong sản xuất, kinh doanh cho hội viên, nông dân; nghiệp vụ công tác Hội cho cán bộ Hội. - Vận động tập hợp và làm nòng cốt tổ chức các phong trào nông dân phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng nông thôn mới, xây dựng gia đình nông dân văn hóa, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của hội viên, nông dân. Các cấp Hội là thành viên tích cực tham gia hoạch định và thực hiện các chính sách, pháp luật, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước ở nông thôn; tham gia xây dựng kinh tế hợp tác, hợp tác xã, tổ chức các hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông dân và vận động nông dân thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc. - Tập hợp đông đảo nông dân vào tổ chức Hội, nâng cao số lượng, chất lượng hội viên. Xây dựng Tổ chức Hội vững mạnh; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. - Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến nông nghiệp, nông thôn; tham gia xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên, nông dân. Tăng cường công tác hòa giải, gạt bỏ những định kiến, mâu thuẫn, giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nông dân; góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; chống quan liêu, tham nhũng, mất dân chủ và các tệ nạn xã hội. Các cấp Hội có chính kiến, chủ động đề xuất với Cấp ủy, chính quyền cùng cấp những chủ trương, biện pháp đáp ứng đòi hỏi chính đáng của nông dân. - Mở rộng hoạt động đối ngoại theo quan điểm, đường lối của Đảng trên tinh thần hữu nghị, hợp tác, bình đẳng cùng phát triển với tổ chức nông dân, tổ chức quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ thuộc các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH

Trường CĐN Cơ điện Xây dựng Việt Xô

Địa chỉ: Phường Trung Sơn, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình

Kỹ thuật sữa chữa, lắp ráp máy tỉnh

Trường Cao đẳng nghề Cơ Giới Ninh Bình

Địa chỉ: Xã Yên Bình, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh  Bình

Kỹ thuật máy lạnh & điều hòa không khí

Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ

Địa chỉ: Phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình

Nghề KT lắp đặt và ĐK trong công nghiệp

Địa chỉ: Phường Nam Sơn, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình

Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí

Chào mừng bạn đến với Website Cổng thông tin điện tử Sở lao động thương binh xã hội ninh bình. Website hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Filefox và Chrome

CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH NINH BÌNH

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy định này quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình;

2. Quy định này áp dụng đối với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về: Lao động, tiền lương và việc làm trong khu vực doanh nghiệp; giáo dục nghề nghiệp (trừ sư phạm); bảo hiểm xã hội; an toàn, vệ sinh lao động; người có công; bảo trợ xã hội; trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội (sau đây gọi chung là lĩnh vực lao động, người có công và xã hội) và theo phân công, uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh, chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật.

1. Xây dựng và trình Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình:

a) Dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các văn bản khác theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh;

b) Dự thảo kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh trong phạm vi quản lý của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

c) Dự thảo quyết định việc phân cấp, ủy quyền nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp huyện;

d) Dự thảo quyết định quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; dự thảo quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của chi cục và đơn vị sự nghiệp thuộc Sở;

đ) Dự thảo quyết định thực hiện xã hội hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh và theo phân cấp của cơ quan nhà nước cấp trên.

2. Xây dựng và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình: Dự thảo các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo phân công;

3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án, chương trình sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến, giáo dục, theo dõi thi hành pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao.

a) Tổ chức thực hiện các chiến lược, chương trình, kế hoạch dài hạn và hằng năm, dự án, đề án về việc làm, hỗ trợ tạo việc làm, phát triển thị trường lao động, dịch vụ việc làm, bảo hiểm thất nghiệp, tuyển dụng và quản lý lao động tại Việt Nam theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền; thu thập, lưu trữ, tổng hợp, phân tích, dự báo, phổ biến và quản lý thông tin thị trường lao động của địa phương;

b) Hướng dẫn và thực hiện chính sách hỗ trợ tạo việc làm, chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật;

c) Quản lý nhà nước đối với các tổ chức dịch vụ việc làm theo quy định của pháp luật; tổ chức cấp, gia hạn, cấp lại hoặc thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh;

d) Thực hiện chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài; xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động; cấp, cấp lại, gia hạn và thu hồi giấy phép lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định của pháp luật lao động;

đ) Quản lý tổ chức được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ủy quyền, giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu về tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài;

e) Thực hiện quản lý nhà nước về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

5. Về lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:

a) Cung cấp thông tin chính sách, pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động trực tiếp giao kết;

b) Xác nhận việc đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập đối với doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài có thời gian dưới 90 ngày; xác nhận việc đăng ký hợp đồng lao động đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động trực tiếp giao kết;

c) Cung cấp thông tin về thị trường lao động, nhu cầu tuyển dụng của người sử dụng lao động để người lao động sau khi kết thúc hợp đồng ở nước ngoài về nước lựa chọn việc làm phù hợp với kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, trình độ nghề nghiệp được tích lũy sau quá trình làm việc ở nước ngoài;

d) Hỗ trợ người lao động sau khi về nước tiếp cận dịch vụ tư vấn tâm lý xã hội tự nguyện nhằm hòa nhập xã hội.

6. Về lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp (trừ sư phạm):

a) Triển khai thực hiện quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp ở địa phương sau khi được phê duyệt; sắp xếp, tổ chức hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý;

b) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp;

c) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp và nhà giáo; tổ chức hội giảng nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp, hội thi thiết bị đào tạo tự làm cấp tỉnh, các hội thi có liên quan đến người học các chương trình giáo dục nghề nghiệp;

d) Tổ chức thực hiện việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể, đổi tên trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp; việc thành lập, công nhận trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận; việc thành lập, đình chỉ hoạt động phân hiệu của trường trung cấp; việc công nhận, không công nhận hiệu trưởng trường trung cấp tư thục, việc công nhận, miễn nhiệm giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục. Thực hiện việc công nhận Hội đồng quản trị trường trung cấp tư thục; việc cấp, đình chỉ, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài đối với trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp;

đ) Rà soát, xây dựng, quản lý danh mục ngành, nghề đào tạo trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo khác; tổ chức thực hiện quy định về đào tạo trình độ trung cấp, sơ cấp, đào tạo thường xuyên, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đào tạo nghề trong doanh nghiệp; thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề đối với lao động nông thôn, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, lao động nữ và các đối tượng chính sách khác.

7. Về lĩnh vực lao động, tiền lương:

a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể, giải quyết tranh chấp lao động và đình công, chế độ đối vói người lao động trong sắp xếp, tổ chức lại, bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; giải thể, phá sản doanh nghiệp; trong sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước;

b) Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ tiền lương trong khu vực sản xuất kinh doanh;

c) Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật đối với lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới, người lao động cao tuổi, lao động là người khuyết tật, lao động chưa thành niên, lao động là người giúp việc gia đình và một số lao động khác;

d) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về cho thuê lại lao động trên địa bàn tỉnh;

đ) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật lao động về việc đăng ký và quản lý nhà nước đối với tổ chức và hoạt động của các tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

8. Về lĩnh vực bảo hiểm xã hội:

a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội trong phạm vi địa phương theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh;

b) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh kiến nghị trong đó đề xuất phương án xử lý (nếu có) với các bộ, ngành có liên quan giải quyết những vấn đề về bảo hiểm xã hội thuộc thẩm quyền;

c) Tiếp nhận hồ sơ và thực hiện xác định số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội tạm thời nghỉ việc đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý xin tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất;

d) Chủ trì, phối hợp với cơ quan Bảo hiểm xã hội và các cơ quan có liên quan triển khai tổ chức thực hiện tuyên truyền bảo hiểm xã hội trên địa bàn phù hợp với đặc điểm của từng nhóm đối tượng tại địa phương trên cơ sở Kế hoạch tuyên truyền bảo hiểm xã hội theo từng giai đoạn do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt.

9. Về lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động:

a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong phạm vi của tỉnh; Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động;

b) Hướng dẫn và triển khai công tác quản lý, kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa đặc thù về an toàn lao động; tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa đặc thù về an toàn lao động trên địa bàn tỉnh;

c) Hướng dẫn về công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; tiếp nhận tài liệu và xác nhận việc khai báo, sử dụng các loại máy, thiết bị vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;

d) Chủ trì, phối hợp tổ chức điều tra tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động làm bị thương nặng từ 02 người lao động trở lên; điều tra lại các vụ tai nạn lao động và phối hợp với ngành y tế điều tra bệnh nghề nghiệp theo đề nghị của cơ quan bảo hiểm xã hội;

đ) Hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trên địa bàn; tổ chức thu thập, lưu trữ thông tin về tình hình tai nạn lao động; công bố, đánh giá về tình hình tai nạn lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn tỉnh;

e) Tiếp nhận tài liệu thông báo việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh.

a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng;

b) Triển khai thực hiện quy hoạch hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng, các công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ; quản lý công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ theo phân cấp trên địa bàn tỉnh;

c) Chủ trì, phối hợp tổ chức công tác tiếp nhận và an táng hài cốt liệt sĩ theo phân công hoặc phân cấp; thông tin, báo tin về mộ liệt sĩ; thăm viếng mộ liệt sĩ, di chuyển hài cốt liệt sĩ;

d) Quản lý đối tượng, hồ sơ đối tượng và kinh phí thực hiện các chính sách, chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân của họ;

đ) Hướng dẫn và tổ chức các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”.

11. Về lĩnh vực bảo trợ xã hội:

a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ, chính sách trợ giúp xã hội, giảm nghèo; chế độ, chính sách và pháp luật đối với người cao tuổi, người khuyết tật, người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, người có thu nhập thấp và các đối tượng bảo trợ xã hội khác;

b) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững theo thẩm quyền; các chương trình, đề án, dự án về công tác xã hội, người cao tuổi, người khuyết tật, trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội, giảm nghèo, y tế lao động xã hội và các chương trình, đề án trong lĩnh vực bảo trợ xã hội;

c) Tổ chức xây dựng mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội, tổ chức cung cấp các dịch vụ công tác xã hội; hướng dẫn tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội vào các cơ sở trợ giúp xã hội và từ cơ sở trợ giúp xã hội về gia đình;

d) Tổng hợp, thống kê số liệu về đối tượng bảo trợ xã hội, người cao tuổi, người khuyết tật, người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí, người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng bảo trợ xã hội khác.

a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch, mô hình, dự án về: bảo vệ trẻ em; sự tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em; phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; xây dựng xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em; Tháng hành động vì trẻ em;

b) Điều phối thực hiện quyền trẻ em phù hợp với đặc điểm, điều kiện của tỉnh; đề xuất việc bố trí, vận động nguồn lực bảo đảm thực hiện quyền của trẻ em và bảo vệ trẻ em trên địa bàn tỉnh; tổ chức, quản lý hoạt động của cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em theo thẩm quyền; hỗ trợ, can thiệp đối với trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;

c) Theo dõi, đánh giá việc thực hiện các quyền trẻ em theo quy định của pháp luật; đề xuất việc lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em khi tỉnh xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng báo cáo hằng năm hoặc đột xuất về việc thực hiện quyền trẻ em, giải quyết các vấn đề về trẻ em của địa phương.

13. Về lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội:

a) Thực hiện nhiệm vụ thường trực về phòng, ngừa tệ nạn mại dâm, hỗ trợ giảm tác hại, hòa nhập cộng đồng cho người bán dâm;

b) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về chính sách, giải pháp phòng, ngừa tệ nạn mại dâm, cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện; hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về hòa nhập cộng đồng theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh;

c) Hướng dẫn tổ chức và hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy, cơ sở hỗ trợ nạn nhân theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh;

d) Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về cai nghiện ma túy; về phòng, ngừa tệ nạn mại dâm.

14. Về lĩnh vực bình đẳng giới:

a) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trên địa bàn tỉnh;

b) Hướng dẫn lồng ghép vấn đề bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới vào việc xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; tham mưu tổ chức thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh;

c) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các chiến lược, chương trình, kế hoạch, mô hình, dự án về bình đẳng giới; Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

15. Quản lý theo quy định của pháp luật đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và các tổ chức phi chính phủ thuộc phạm vi chuyên ngành, lĩnh vực.

16. Hướng dẫn thực hiện cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực quản lý theo quy định của pháp luật; quản lý hoạt động của các đơn vị sự nghiệp trong và ngoài công lập thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực.

17. Thực hiện hợp tác quốc tế về ngành, lĩnh vực quản lý và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

18. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc ngành, lĩnh vực quản lý đối với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và chức danh chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

19. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ; xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực được giao.

20. Triển khai thực hiện chương trình cải cách hành chính của Sở theo mục tiêu, chương trình cải cách hành chính của Ủy ban nhân dân tỉnh.

21. Kiểm tra, thanh tra theo ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách đối với tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

22. Tổ chức thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở.

23. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

24. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở theo quy định tại Thông tư số 11/2021/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hộivà quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh.

25. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

26. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

27. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao và theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ Thông tư số 11/2021/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và các quy định khác của pháp luật có liên quan Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở theo quy định, chỉ đạo hoạt động đạt kết quả tốt, theo đúng quy định của nhà nước và Ủy ban nhân dân tỉnh.

Điều 6. Sửa đổi bổ sung Quy định

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có phát sinh, vướng mắc cần phải sửa đổi, bổ sung, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo bằng văn bản về Uỷ ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

TIỂU SỬ, PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ LÃNH ĐẠO

SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH NINH BÌNH

-         Họ và tên: LÂM XUÂN PHƯƠNG

-         Sinh ngày: 15 tháng 01 năm 1964 Giới tính: Nam

-          Quê quán: Xã Gia Tân, Huyện Gia Viễn, Tỉnh Ninh Bình

-         Nơi ở hiện nay: Phường Phúc Thành, TP Ninh Bình, Tỉnh Ninh Bình

-         Trình độ chuyên môn cao nhất: Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh

-         Lý luận chính trị: Cử nhân

-         Quản lý nhà nước: Chuyên viên cao cấp

-         Chức vụ hiện tại: Giám đốc Sở

-         Điện thoại: 0913518223

-         Địa chỉ email: [email protected]

Chức danh, chức vụ, đơn vị công tác

Nhân viên đội cơ giới Công ty xây dựng Thủy lợi 2, Hà Nam Ninh. Học Đại học Xây dựng Hà Nội.

Phó Quản đốc đá xẻ xuất khẩu, Công ty xây dựng Thủy lợi 2 HàNamNinh.

Đội trưởng đội xây lắp xí nghiệp xây dựng thủy lợi Ninh Bình

Trưởng phòng kinh tế tổng hợp Xí nghiệp xây dựng thủy lợi Ninh Bình – Đảng ủy viên Đảng bộ xí nghiệp.

Phó Giám đốc Xí nghiệp Xây dựng thủy lợi Ninh Bình

Chuyên viên phòng Thanh tra – sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình

Thanh tra viên Thanh tra sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình

Phó Chánh Thanh tra sở Lao động Thương binh và Xã hội

Chánh Thanh tra sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình

Phó Giám đốc sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình – Phó Bí thư Đảng ủy

Phó Giám đốc sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình – Bí thư Đảng ủy

Giám đốc sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình – Bí thư Đảng ủy

-         Họ và tên: NGUYỄN HỮU TUYẾN

-         Sinh ngày: 19 tháng 12 năm 1967 Giới tính: Nam

-          Quê quán: Xã Phú Lộc, Nho Quan, Tỉnh Ninh Bình

-         Nơi ở hiện nay: Phường Tân Thành, TP Ninh Bình, Tỉnh Ninh Bình

-         Trình độ chuyên môn cao nhất: Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh

-         Lý luận chính trị: Cao cấp

-         Quản lý nhà nước: Chuyên viên Chính

-         Chức vụ hiện tại: Phó Giám đốc Sở

-         Điện thoại: 0948948666

-         Địa chỉ email: [email protected]

Chức danh, chức vụ, đơn vị công tác

Cán bộ kỹ thuật công trường thủy lợi – Phòng Thủy lợi huyện Nho Quan.

Chuyên viên Ủy ban BVCSTE tỉnh Ninh Bình

Chuyên viên Ủy ban Dân số, GĐ&TE tỉnh Ninh Bình

Phó phòng nghiệp vụ Ủy ban Dân số, GĐ&TE tỉnh Ninh Bình

Quyền trưởng phòng Hành chính – Tổ chức Ủy ban Dân số, GĐ&TE tỉnh Ninh Bình

Trưởng phòng Hành chính – Tổ chức Ủy ban Dân số, GĐ&TE tỉnh Ninh Bình

Chánh Văn Phòng Ủy ban Dân số, GĐ&TE tỉnh Ninh Bình, Phó Chủ tịch Công đoàn Cơ quan

Trưởng phòng Bảo vệ, Chăm sóc trẻ em, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình.

Chánh Văn phòng Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình. Ủy viên BTV Đảng ủy Sở, Chủ tịch công đoàn CQ

Trưởng phòng Dạy nghề Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình. Ủy viên BTV Đảng ủy Sở

Phó Giám đốc sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình. Ủy viên BTV Đảng ủy Sở

Phó Giám đốc sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình – Phó Bí thư Đảng ủy

-         Họ và tên: Lê Thị Lựu

-         Sinh ngày: 10 tháng 12 năm 1977 Giới tính: Nữ

-          Quê quán: Xã Văn phú, Nho Quan, Tỉnh Ninh Bình

-         Nơi ở hiện nay: Phường Phúc Thành, TP Ninh Bình, Tỉnh Ninh Bình

-         Trình độ chuyên môn cao nhất: Thạc sỹ Công tác xã hội

-         Lý luận chính trị: Cao cấp

-         Quản lý nhà nước: Chuyên viên Chính

-         Chức vụ hiện tại: Phó Giám đốc Sở

-         Địa chỉ email: [email protected]

Chức danh, chức vụ, đơn vị công tác

Cán bộ Ban Thanh thiếu nhi trường học Tỉnh Đoàn Ninh Bình.

Phó Chánh Văn phòng Tỉnh Đoàn Ninh Bình

Ủy viên BCH Tỉnh Đoàn, Phó Ban Mặt trận và Đoàn kết thanh niên Tỉnh đoàn Ninh Bình

Ủy viên BTV Tỉnh Đoàn, Trưởng Ban thanh thiếu nhi trường học Tỉnh Đoàn Ninh Bình

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh Đoàn Ninh Bình, Chủ tịch Hội Đồng đội tỉnh Ninh Bình, Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh Ninh Bình

Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh BÌnh

Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh BÌnh, Ủy viên BTV Đảng ủy Sở, Chủ tịch công đoàn cơ quan

-         Họ và tên: Dương Viết Yên

-         Sinh ngày: 15 tháng 8 năm 1966 Giới tính: Nam

-          Quê quán: xã Khánh Thịnh, Yên Mô, Tỉnh Ninh Bình

-         Nơi ở hiện nay: xã Khánh Thịnh, Yên Mô, Tỉnh Ninh Bình

-         Trình độ chuyên môn cao nhất: Thạc sỹ Quản lý văn hóa

-         Lý luận chính trị: Cao cấp

-         Quản lý nhà nước: Chuyên viên Chính.

-         Chức vụ hiện tại: Phó Giám đốc Sở

-         Điện thoại: 0941770707

-         Địa chỉ email: [email protected]

Chức danh, chức vụ, đơn vị công tác

Phó bí thư chi đoàn 6, Liên chi đoàn Yên Thượng, Xã Khánh Thịnh - Yên Mô - Ninh Bình.

Nhập ngũ, chiến sỹ Ban Tham mưu, E68, F304, Quân đoàn 2.

Ra quân về địa phương làm Bí thư chi đoàn 6, Liên chi đoàn Yên Thượng-  Xã Khánh Thịnh - Yên Mô - Ninh Bình.

Theo học tại trường Trung học KTKT NN Nam Hà; làm Bí thư Chi đoàn BVTV6 Uỷ viên BCH Đoàn trường. Kết nạp Đảng tại Chi bộ kỹ thuật 6, Đảng bộ trường Trung học KTKT NN Nam Hà ngày 17/10/1992.

Cán bộ kỹ thuật HTX nông nghiệp Yên Thượng, Chi uỷ viên Chi bộ 3 Đảng bộ Xã Khánh Thịnh - Yên Mô- Ninh Bình.

Đảng uỷ viên, Bí thư đoàn xã Khánh Thịnh - Yên Mô- Ninh Bình. Đại biểu HĐND huyện Yên Mô nhiệm kỳ 1999-2004; đại biểu HĐND xã Khánh Thịnh nhiệm kỳ 1999-2004 và 2004-2011; Tham gia Ban Thường vụ Huyện Đoàn Yên Mô nhiệm kỳ 1996-2001 và 2001-2006; tham gia Ban chấp hành tỉnh Đoàn Ninh Bình nhiệm kỳ 2002-2007.

Phó Bí thư thường trực, Chủ nhiệm UBKT Đảng uỷ, Đại biểu HĐND xã Khánh Thịnh nhiệm kỳ 2004-2011.

Phó chánh Văn phòng Huyện uỷ Yên Mô.

Huyện uỷ viên, Bí thư Chi bộ Hội Nông dân, Uỷ viên Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Yên Mô.

Huyện uỷ viên- Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN huyện Yên Mô.

Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên huấn HND tỉnh Ninh Bình; Chi ủy viên Chi bộ HND tỉnh Ninh Bình NK 2015-2020 từ tháng 5/2015

Trưởng Phòng Thông tin – Dân nguyện, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Ninh Bình.

Ủy viên BCH Đảng bộ cơ quan Văn phòng HĐND tỉnh Ninh Bình nhiệm kỳ 2020-2025 (tháng 4/2020), Đại biểu HĐND tỉnh Ninh Bình khóa XIV, NK 2016-2021, Phó Trưởng ban Văn hóa – Xã hội, HĐND tỉnh Ninh Bình, PCT Hội CCB (4/2017); Chủ tịch Hội CCB Cơ quan Văn phòng HĐND tỉnh (11/2019); PCT Công đoàn Văn phòng HĐND tỉnh (7/2017).

Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình

1. Chính sách về phát triển trồng trọt 1.1. Cây chè, cây ăn quả (cam, quýt, bưởi, chanh, dứa, chuối) a) Hỗ trợ giống chè Tuyết Shan: 1.800 đồng/bầu; giống chè LDP1, LDP2, chè chất lượng cao: 400 đồng/bầu; mật độ trồng theo quy trình kỹ thuật. b) Hỗ trợ chi phí làm đất trồng mới chè giống LDP1, LDP2, chè chất lượng cao, chè Tuyết Shan:  - Đối với các huyện: Con Cuông, Kỳ Sơn, Tương Dương, khu tái định cư thủy điện Bản Vẽ tại huyện Thanh Chương: 5.000.000 đồng/ha;  - Đối với các huyện còn lại: 2.000.000 đồng/ha. c) Hỗ trợ cây giống cây ăn quả (cam, quýt, bưởi, chanh): 10.000 đồng/cây; mật độ trồng theo quy trình kỹ thuật. Hỗ trợ cây giống chuối được sản xuất bằng phương pháp nuôi cấy mô, đối với diện tích trồng tập trung từ 01 ha trở lên: 2.000 đồng/cây. d) Hỗ trợ làm đất trồng mới cây ăn quả (cam, quýt, bưởi, chanh, dứa, chuối): 5.000.000 đồng/ha. đ) Hỗ trợ màng nilon che phủ luống trồng mới dứa: 3.500.000 đồng/ha. 1.2. Giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng tốt a) Giống lúa thuần mới, năng suất cao, chất lượng tốt: Điều kiện hỗ trợ: Định mức giống không quá 60 kg/ha; Nội dung và mức hỗ trợ: Hỗ trợ 50% giá giống đối với các xã miền núi khu vực I, khu vực II; hỗ trợ 80% giá giống đối với các xã miền núi khu vực III. b) Giống mía mới: - Hỗ trợ cây giống mía mới có năng suất, chất lượng cao được tạo bằng phương pháp nuôi cấy mô, để sản xuất ra giống mía thương phẩm cung ứng cho người sản xuất trên địa bàn tỉnh Nghệ An: 1.000 đồng/cây; - Hỗ trợ cho người dân trồng mía giống mới, đảm bảo chất lượng được mua từ các vùng sản xuất mía giống của các công ty mía đường hoặc các đơn vị sản xuất giống mía sạch bệnh: 2.000.000 đồng/ha. 1.3. Xây dựng nhà lưới (màng) để sản xuất rau, củ quả a) Điều kiện hỗ trợ: Quy mô tối thiểu 1.000 m2 (có 01 hoặc nhiều nhà lưới); đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật: tối thiểu sử dụng cột bê tông cốt thép kích thước 0,15m x 0,15m x 3,2m hoặc sắt hộp làm móng cột; vây xung quanh bằng lưới mùng 16 lỗ/cm2; giằng dọc mái bằng thép 4 ly; giằng ngang mái bằng thép 2 ly; có trang bị hệ thống tưới (gồm: máy bơm, dây dẫn, vòi phun) và hệ thống điện phục vụ sản xuất trong nhà lưới (màng) đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật. b) Nội dung và mức hỗ trợ: Hỗ trợ xây dựng nhà lưới (màng) để sản xuất rau, củ quả: 50.000 đồng/m2, nhưng không quá 200.000.000 đồng/nhà lưới (màng). 1.4. Sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh và chế phẩm vi sinh a) Hỗ trợ 60% kinh phí mua chế phẩm Compost maker và các phụ gia để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phế phụ phẩm nông nghiệp. b) Hỗ trợ 100% kinh phí mua chế phẩm Biogreen để xử lý tồn dư thuốc Bảo vệ thực vật trên đất trồng rau, đất trồng cây ăn quả. c) Hỗ trợ 100% kinh phí mua chế phẩm vi sinh vật cải tạo đất trồng lạc, nhưng không quá 1.000.000.000 đồng/năm. 1.5. Cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm a) Điều kiện hỗ trợ: Cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm đã được các cơ quan có thẩm quyền công nhận; có dự án sản xuất giống cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm từ cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng S0, S1, S2 được cấp có thẩm quyền chấp thuận. b) Nội dung và mức hỗ trợ: - Hỗ trợ kinh phí chăm sóc, bảo vệ cây đầu dòng cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm: 1.000.000 đồng/cây/năm; - Hỗ trợ nhà lưới (màng) đối với vườn cây đầu dòng, cây S0, S1, S2, vườn giống, để phục vụ công tác sản xuất, nhân giống cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm: 50.000 đồng/m2. 2. Chính sách về phát triển chăn nuôi thú y 2.1. Lợn đực giống ngoại a) Điều kiện hỗ trợ: Trọng lượng lợn đực giống bình quân 100 kg/con. b) Nội dung và mức hỗ trợ: Hỗ trợ 50% giá lợn đực giống ngoại để thay thế, bổ sung đàn lợn đực giống tại các đơn vị thụ tinh nhân tạo của tỉnh. 2.2. Tạo giống bò, cải tiến giống trâu a) Điều kiện hỗ trợ: Trâu, bò sữa có chửa: 02 liều tinh cọng rạ, 02 bộ găng tay, 02 dẫn tinh quản (ống gen) và 03 lít ni tơ; bò hướng thịt có chửa: 1,5 liều tinh cọng rạ, 1,5 bộ găng tay, 1,5 dẫn tinh quản (ống gen) và 1,6 lít ni tơ; chi phí tinh, vật tư phối giống thụ tinh nhân tạo trâu, bò: chi phí mua tinh trâu, tinh bò, vật tư, chi phí bảo quản và vận chuyển về đến địa phương. b) Nội dung và mức hỗ trợ: - Hỗ trợ 100% chi phí: Tinh trâu, tinh bò sữa, tinh bò giống hướng thịt; vật tư phối giống và hỗ trợ 70.000 đồng/con có chửa, bao gồm tiền công: phối giống, kiểm tra trâu hoặc bò có chửa; - Hỗ trợ 80% đối với các huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong; 60% đối với các huyện, xã miền núi còn lại giá trị trâu đực giống ngoài vùng (cách tối thiểu 50 km), bò đực giống lai hướng thịt (về đến địa phương), để phối giống trực tiếp cho trâu cái, bò cái tại địa phương không có điều kiện thực hiện phối giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Định mức: 25 - 30 con trâu hoặc bò cái sinh sản đối với các huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong; 30 - 50 con trâu hoặc bò cái sinh sản đối với các huyện còn lại, được bố trí 01 con trâu hoặc bò đực giống.   2.3. Tiêm phòng gia súc, gia cầm a) Điều kiện hỗ trợ: Tiêm phòng mỗi năm 2 đợt bằng các loại vacxin bắt buộc tiêm phòng cho gia súc, gia cầm và các loại thuốc chống sốc theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. b) Nội dung và mức hỗ trợ: - Hỗ trợ 100% các loại vacxin và các loại thuốc chống sốc tiêm phòng gia súc đối với các xã miền núi khu vực III, khu vực II; - Hỗ trợ 100% giá trị gia súc, gia cầm bị chết do phản ứng tiêm phòng vacxin. Đơn giá hỗ trợ: 38.000 đồng/kg hơi đối với lợn; 45.000 đồng/kg hơi đối với trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai; 35.000 đồng/con gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng). 2.4. Chế phẩm vi sinh trong chăn nuôi lợn, gà Hỗ trợ 40% chi phí mua chế phẩm vi sinh đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật bổ sung vào thức ăn, nước uống trong chăn nuôi lợn, gà quy mô trang trại, để tăng sức đề kháng, giảm thiểu mùi hôi chất thải gây ô nhiễm môi trường, nhưng không quá 100.000.000 đồng/trang trại. 3. Về chính sách phát triển hỗ trợ lâm nghiệp 3.1. Trồng rừng gỗ lớn và trồng rừng bằng cây bản địa a) Điều kiện hỗ trợ: Đối với loài cây keo lai và keo tai tượng thực hiện theo Quyết định số 2962/QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 7 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng thâm canh gỗ lớn và chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn đối với loài cây keo lai và keo tai tượng; Cây sao đen: Mật độ trồng: 1.100 - 1.400 cây/ha đối với trồng hỗn giao (tỷ lệ cây sao đen với cây phù trợ là 1:1 hoặc 1:2); Cây lim: Mật độ trồng: 550 - 830 cây/ha đối với trồng thuần loài; 1.100 - 1.400 cây/ha đối với trồng hỗn loài (tỷ lệ cây lim với cây phù trợ là 1:1 hoặc 1:2); Cây lát hoa: Mật độ trồng: 800 - 1.100 cây/ha đối với trồng thuần loài; 1.100 - 1.400 cây/ha đối với trồng hỗn loài (tỷ lệ cây lát hoa với cây phù trợ là 1:1 hoặc 1:2); Cây trám: Mật độ trồng: 800 - 1.100 cây/ha đối với trồng thuần loài; 1.100 - 1.400 cây/ha đối với trồng hỗn loài (tỷ lệ cây trám với cây phù trợ là 1:1 hoặc 1:2); Cây quế: Mật độ trồng: 1.000 - 2.000 cây/ha đối với trồng dưới tán rừng nghèo kiệt sau khai thác hoặc rừng mới phục hồi sau nương rẫy; 3.300 - 5.000 cây/ha đối với trồng theo phương thức nông lâm kết hợp; hàng cách nhau 5m, cây cách cây từ 3 - 4 m đối với trồng kết hợp với cây ăn quả trong các vườn rừng. b) Nội dung và mức hỗ trợ: Hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn, trồng rừng bằng cây bản địa trên diện tích đất lâm nghiệp được giao hoặc thuê đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư: 5.000.000 đồng/ha. 3.2. Kinh phí xây dựng hồ sơ cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững a) Điều kiện hỗ trợ: Vùng rừng sản xuất nguyên liệu tập trung từ 100 ha trở lên. b) Nội dung và mức hỗ trợ: Hỗ trợ kinh phí xây dựng hồ sơ để cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững cho các tổ chức (bao gồm cả doanh nghiệp liên kết với các chủ rừng), hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư: 300.000 đồng/ha. 4.  Về chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản 4.1. Nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng a) Điều kiện hỗ trợ: Mô hình hỗ trợ có quy mô diện tích từ 01 ha trở lên; nằm trong vùng quy hoạch nuôi tôm; có cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đáp ứng với quy trình công nghệ nuôi mới được cơ quan có thẩm quyền công nhận; các loại chế phẩm sinh học được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam. b) Nội dung và mức hỗ trợ: - Hỗ trợ 30% chi phí mua sắm trang thiết bị, chế phẩm sinh học cho các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh áp dụng công nghệ mới, nhưng không quá 200.000.000 đồng/mô hình; - Hỗ trợ thuê chuyên gia đào tạo, chuyển giao công nghệ kỹ thuật: 30.000.000 đồng/mô hình. 4.2. Nuôi cá lồng trên sông, hồ nước lớn a) Điều kiện hỗ trợ: Loại lồng từ 50m3 trở lên; thực hiện hỗ trợ 01 lần/lồng; b) Nội dung và mức hỗ trợ: Đối với các xã miền núi khu vực III, các thôn (bản) đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của các xã ngoài khu vực III: 15.000.000 đồng/lồng; đối với các xã miền núi khu vực II: 12.000.000 đồng/lồng; đối với các xã miền núi khu vực I: 10.000.000 đồng/lồng. 4.3. Khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản a) Hỗ trợ máy thông tin tầm xa: Điều kiện hỗ trợ: Tổ hợp tác gồm các loại tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên hoạt động vùng khơi. Máy thông tin phải thực hiện theo quy định của Pháp luật về quản lý thông tin trên biển; Nội dung và mức hỗ trợ: Hỗ trợ 01 máy thông tin tầm xa có tích hợp vệ tinh cho mỗi Tổ hợp tác khai thác thủy sản, nhưng không quá 35.000.000 đồng/máy/tổ hợp tác. Điều kiện hỗ trợ: Tàu cá nghề lưới chụp có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên hoạt động vùng khơi; Nội dung và mức hỗ trợ: Hỗ trợ 30% chi phí đầu tư lắp đặt hệ thống tời thủy lực cho tàu cá nghề lưới chụp, nhưng không quá 100.000.000 đồng/hệ thống/tàu. 4.4. Bảo vệ quỹ gen, giống gốc, phát triển nguồn lợi thuỷ sản a) Hàng năm ngân sách cấp kinh phí để thay thế 20% đàn cá bố mẹ hiện có gồm: kinh phí mua, vận chuyển, nuôi dưỡng và sản xuất giống quý hiếm, giống mới. b) Hàng năm ngân sách cấp kinh phí để mua và vận chuyển các giống tôm, giống cá và các loài thủy sản quý hiếm khác thả ra sông, ra biển, các hồ nước lớn có diện tích mặt nước trên 50 ha, nhưng không quá 500.000.000 đồng/năm. 5. Chính sách hỗ trợ tưới cho cây công nghiệp, cây ăn quả và cỏ làm thức ăn chăn nuôi 5.1. Điều kiện hỗ trợ a) Cây công nghiệp (chè, mía), cây ăn quả (cam, quýt, bưởi, dứa, chuối, chanh), cỏ trồng tập trung làm thức ăn chăn nuôi có diện tích từ 0,5 ha trở lên; Hệ thống cấp nước tưới tự động bằng năng lượng mặt trời có công suất pin tối thiểu 2,7 KWp, diện tích tưới từ 01 ha trở lên. b) Hồ, đập nhỏ có dung tích từ 30.000 m3 đến 70.000 m3 nằm trong vùng quy hoạch phát triển cây công nghiệp (chè, mía), cây ăn quả (cam, quýt, bưởi, dứa, chuối, chanh). 2.2. Nội dung và mức hỗ trợ a) Hỗ trợ 40% giá trị công trình tưới nhỏ lẻ cho cây công nghiệp (chè, mía), cây ăn quả (cam, quýt, bưởi, chanh, dứa, chuối) và cỏ trồng tập trung làm thức ăn chăn nuôi, nhưng không quá 40.000.000 đồng/công trình đối với hệ thống tưới tiên tiến tiết kiệm nước (tưới nhỏ giọt, phun mưa), máy bơm nhỏ di động, ống tưới PVC hoặc bằng cao su và giếng đào, giếng khoan (đảm bảo theo Luật Tài nguyên nước) và không quá 80.000.000 đồng/công trình đối với hệ thống cấp nước tưới tự động bằng năng lượng mặt trời b) Hỗ trợ 40% giá trị công trình hồ đập nhỏ để tạo nguồn nước tưới và giữ ẩm cây công nghiệp, cây ăn quả, nhưng không quá 30.000.000 đồng/công trình. 6. Chính sách hỗ trợ máy nông nghiệp 6.1. Điều kiện hỗ trợ: Mỗi máy, thiết bị kèm theo chỉ được hỗ trợ một lần.  6.2. Nội dung hỗ trợ: a) Hỗ trợ 20% giá trị máy cấy, máy gieo hạt và thiết bị kèm theo (thiết bị sàng, trộn đất và phân; khay đựng mạ), nhưng không quá 150.000.000 đồng/máy và thiết bị kèm theo; mỗi năm bố trí tối đa 60 máy và thiết bị kèm theo; b) Hỗ trợ 20% giá trị máy thu hoạch mía, nhưng không quá 1.500.000.000 đồng/máy cho các hộ gia đình, hợp tác xã và các công ty mía đường trên địa bàn Nghệ An; mỗi năm bố trí 01 máy/một vùng nguyên liệu mía; c) Hỗ trợ 20% giá trị mua máy phun thuốc trừ sâu không người lái, nhưng không quá 100.000.000 đồng/máy; mỗi năm bố trí tối đa 10 máy. 7. Chính sách hỗ trợ phát triển nông thôn 7.1. Thành lập mới hợp tác xã nông nghiệp a) Điều kiện hỗ trợ: Hợp tác xã sản xuất, dịch vụ nông nghiệp thành lập mới đã tổ chức đại hội thành viên, có phương án sản xuất kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã do phòng Tài chính - Kế hoạch của UBND cấp huyện cấp; có thời gian hoạt động từ 6 tháng trở lên kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã. b) Nội dung và mức hỗ trợ: - Đối với hợp tác xã có dưới 50 thành viên: hỗ trợ 30.000.000 đồng/HTX; - Đối với hợp tác xã có từ 50 đến 100 thành viên: hỗ trợ 40.000.000 đồng/HTX; - Đối với hợp tác xã có trên 100 thành viên: hỗ trợ 50.000.000 đồng/HTX. 7.2. Hỗ trợ các trang trại xây dựng công trình nước thải, ao lắng a) Điều kiện hỗ trợ: Trang trại thành lập mới, đạt tiêu chí theo Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 02 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định tiêu chí trang trại; có dự án xây dựng công trình xử lý nước thải, ao lắng phục vụ sản xuất, kinh doanh, đảm bảo môi trường, với tổng mức đầu tư từ 600.000.000 đồng trở lên tại các trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. b) Nội dung và mức hỗ trợ: Hỗ trợ 50% chi phí xây dựng các hạng mục công trình xử lý nước thải, ao lắng, nhưng không quá 300.000.000 đồng/trang trại; mỗi năm bố trí tối đa 05 trang trại. 8. Chính sách hỗ trợ chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông, lâm, thủy sản, đảm bảo vệ sinh an toàn sinh thực phẩm 8.1. Hỗ trợ chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông, lâm, thủy sản a) Hỗ trợ chế biến, bảo quản: Điều kiện hỗ trợ: Các cơ sở sản xuất (không bao gồm các cơ sở đã được hỗ trợ theo chính sách tại Nghị quyết số 25/2020/NQ-HĐND ngày 13 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 - 2025; Nội dung và mức hỗ trợ: Hỗ trợ 50% chi phí mua máy móc, thiết bị để chế biến, bảo quản sản phẩm nông, lâm, thủy sản, nhưng không quá 500.000.000 đồng/cơ sở; mỗi năm bố trí tối đa 05 cơ sở. b) Hỗ trợ tiền thuê gian hàng: Điều kiện hỗ trợ: Gian hàng bán nông, lâm, thủy sản an toàn sản xuất tại Nghệ An, có diện tích tối thiểu 20 m2/gian hàng; thời gian thuê ổn định tối thiểu từ 02 năm trở lên; Nội dung và mức trợ: Hỗ trợ tiền thuê gian hàng bán nông, lâm, thủy sản an toàn sản xuất tại Nghệ An: 3.000.000 đồng/gian hàng/tháng, nhưng không quá 02 năm/gian hàng. c) Hỗ trợ cho các hộ gia đình, cá nhân có sản phẩm cây ăn quả được hợp tác xã, doanh nghiệp thu mua để chế biến, xuất khẩu: Điều kiện hỗ trợ: Các hộ gia đình, cá nhân là thành viên hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An, sản xuất cây ăn quả, có sản phẩm đủ tiêu chuẩn được hợp tác xã, doanh nghiệp thu mua để chế biến, xuất khẩu thông qua hợp đồng; Nội dung và mức hỗ trợ: Hỗ trợ sản phẩm được thu mua: 1.000 đồng/01 kg, nhưng không quá 500.000.000 đồng/hộ gia đình, cá nhân/năm. d) Hỗ trợ tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị: Điều kiện hỗ trợ: Các hợp tác xã (không bao gồm các hợp tác xã đã được hỗ trợ liên kết sản xuất theo Nghị quyết số 13/2018/NQ-HĐND ngày 12 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An); hộ gia đình, cá nhân trực tiếp bán sản phẩm do mình sản xuất hoặc hợp đồng bán sản phẩm nông nghiệp trong tỉnh từ 03 năm trở lên; thực hiện ký kết và đưa hàng hóa vào bán trong các siêu thị, hệ thống phân phối (có đăng ký kinh doanh); có doanh thu bán hàng từ 500.000.000 đồng/năm trở lên; Nội dung và mức hỗ trợ: Hỗ trợ tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị bằng 5% giá trị sản phẩm, hàng hóa được đưa vào bán trong siêu thị hoặc hệ thống phân phối theo kết quả nghiệm thu theo hợp đồng mua bán sản phẩm hàng năm, nhưng không quá 100.000.000 đồng/hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân/năm; thời gian hỗ trợ không quá 03 năm. đ) Hỗ trợ xây dựng website thương mại điện tử: Điều kiện hỗ trợ: Các doanh nghiệp, hợp tác xã, làng nghề, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An, có website thương mại điện tử để quảng bá, giới thiệu, bán sản phẩm nông nghiệp, nông thôn được sản xuất tại Nghệ An; Nội dung và mức hỗ trợ: Hỗ trợ 100% chi phí xây dựng website thương mại điện tử, nhưng không quá 30.000.000 đồng/website/doanh nghiệp, hợp tác xã, làng nghề, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. e) Hỗ trợ xây dựng gian hàng online trên sàn giao dịch điện tử: Điều kiện hỗ trợ: Các doanh nghiệp, hợp tác xã, làng nghề, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh nông sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An, có gian hàng online trên sàn giao dịch điện tử để bán sản phẩm nông nghiệp, nông thôn được sản xuất tại Nghệ An; Nội dung và mức hỗ trợ: Hỗ trợ 100% chi phí xây dựng gian hàng online trên sàn giao dịch điện tử, nhưng không quá 50.000.000 đồng/gian hàng/doanh nghiệp, hợp tác xã, làng nghề, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. 8.2. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: a) Hỗ trợ 80% kinh phí chứng nhận đối với các mô hình sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, GMP, HACCP, hữu cơ lần đầu, nhưng không quá 100.000.000 đồng/mô hình; b) Hỗ trợ 50% chi phí tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông, lâm, thủy sản của hợp tác xã, nhưng không quá 50.000.000 đồng/hợp tác xã.   9.   Chính sách hỗ trợ tập trung ruộng đất để phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn 9.1. Điều kiện hỗ trợ: Các hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác theo hình thức thuê lại quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân, đất do UBND cấp xã quản lý với thời hạn từ 05 năm trở lên, để hình thành vùng sản xuất nông nghiệp tập trung có quy mô tối thiểu 03 ha liền vùng. 9.2. Nội dung và mức hỗ trợ: Hỗ trợ tiền thuê quyền sử dụng đất trong thời gian 05 năm đầu tiên: 15.000.000 đồng/ha/năm, nhưng không quá 150.000.000 triệu đồng/hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân/năm. Chi tiết cụ thể văn bản tại file đính kèm dưới đây: