Thực hiện Kế hoạch tuyển sinh và đào tạo năm học 2023-2024, Trường Đại học Y tế công cộng dự kiến tổ chức tuyển sinh Tiến sĩ Y tế công cộng, Tiến sĩ Quản lý bệnh viện, Chuyên khoa II Tổ chức quản lý y tế, Chuyên khoa I Y tế công cộng, Thạc sĩ Y tế công cộng, Thạc sĩ Quản lý bệnh viện, Thạc sĩ Kỹ thuật xét nghiệm y học và Thạc sĩ Dinh dưỡng (dự kiến), hình thức đào tạo chính quy.
CHƯƠNG TRÌNH THẠC SĨ KỸ THUẬT Y SINH
KTYS (Biomedical Engineering hay BioEngineering) là một lĩnh vực đa ngành, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến để phát huy những phương pháp nghiên cứu mới và sáng tạo ra các thiết bị y tế (như máy X-quang, CT cắt lớp, trợ tim …) nhằm chữa trị và chăm sóc sức khỏe, cũng như giúp hiểu sâu hơn về các tiến trình sinh học của con người. Đây là một lĩnh vực nổi bật đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều quốc gia trên thế giới và tạo rất nhiều cơ hội nghề nghiệp trong nghiên cứu khoa học cũng như kỹ nghệ. Ngành này phù hợp với những sinh viên yêu thích thiết kế chế tạo lẫn nghiên cứu khoa học và có căn bản trong mọi ngành kỹ thuật, khoa học thuần túy hay ứng dụng, y, dược, nha, tâm lý học, quản trị và kinh doanh. KTYS bao gồm những chuyên ngành như Thiết Bị Y Tế, Kỹ Thuật Dược, Điện tử Y sinh, Tin học Y Sinh, Cơ khí Y Sinh, Y học tái tạo, Vật lý Y Sinh, v.v…
Theo báo VNExpress ngày 5/1/2017 và trang mạng Zing ngày 6/1/2017 ngành KTYS là ngành có triển vọng cơ hội nghề nghiệp cao nhất trong năm 2017 ở Mỹ. Với việc được hưởng lương cao từ 62.700 USD đến 104.000 USD mỗi năm, 75% chuyên gia trong lĩnh vực này cảm thấy hài lòng với nghề nghiệp. Theo báo cáo của Cục Thống kê lao động Mỹ, việc làm trong lĩnh vực này được dự báo tăng 72% trong năm 2017 cách xa ngành được xếp thứ nhì chỉ với mức tăng trưởng là 27%.
Hiện tại Đại Học Quốc Tế là nơi duy nhất cấp bằng Kỹ Sư Kỹ Thuật Y Sinh và Thạc Sĩ Kỹ Thuật Y Sinh hoàn toàn bằng tiếng Anh.
Bộ môn KTYS được thành lập vào năm 2009. Hoạt động nghiên cứu của Bộ môn tập trung vào việc thiết kế và ứng dụng thiết bị y tế để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của đất nước cũng như vào những hướng phát triển khoa học kỹ thuật tiên tiến để các thành viên có thể dể dàng và nhanh chóng hội nhập vào và tạo chổ đứng trong cộng đồng khoa học quốc tế. Do đó Bộ môn kết hợp chặt chẽ mối quan hệ giữa giáo dục, nghiên cứu và kinh thầu (entrepreneurship). Cụ thể là sự kết hợp giữa đại học, bệnh viện và doanh nghiệp. Phương châm của Bộ môn là: Chất lượng cao, Bền vững và Hữu ích.
Bộ môn có 8 giảng viên tiến sĩ, tất cả đều tốt nghiệp tại các trường đại học danh tiếng nước ngoài. Giáo sư Tiến Sĩ Võ Văn Tới, Trưởng Bộ môn KTYS, Tiến sĩ ngành Vi Kỹ thuật (Micro‐Engineering) tại trường Đại Học Bách Khoa Liên bang Lausanne (Ecole Polytechnique Fédérale de Lausanne, EPFL), Thụy Sĩ. Ông đã làm thực tập Hậu Tiến sĩ trong chương trình liên kết Khoa học và Công nghệ Sức khỏe (Health Science and Technology, HST) giữa 2 trường: Đại học Harvard và Massachusetts Institute of Technology (MIT), Hoa Kỳ. Từ năm 1984 đến 2009, ông là giáo sư tại trường Bách Khoa của Đại học Tufts, Hoa Kỳ. Trong thời gian đó, ông là đồng chủ tịch của các chương trình liên kết giữa trường Bách Khoa và trường Y Khoa, cũng như giữa trường Bách Khoa với trường Nha Khoa của Đại Học Tufts. Ông là Giáo sư Thỉnh giảng tại Viện Nghiên cứu Mắt Scheie của Đại học Pennsylvania, Hoa Kỳ; đã sáng lập và làm Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Mắt tại Sion, Thụy Sĩ; và đồng sáng lập ra hội ái hữu Vietnam North American Professors Network (VNAUP) để kết nối các giáo sư gốc Việt vùng Bắc Mỹ với nhau. Năm 2003, ông thành lập Bộ môn KTYS tại Đại Học Tufts. Từ năm 2004 đến 2007, ông được Tổng thống Hoa Kỳ G. Bush bổ nhiệm làm thành viên của Hội đồng Quản trị của Quỹ Giáo dục Việt Nam (Vietnam Education Foundation, VEF). VEF là một cơ quan của chính phủ Hoa Kỳ được Quốc hội thành lập năm 2003 nhằm mục đích đưa sinh viên Việt Nam đi du học Thạc Sĩ và Tiến Sĩ trong các đại học hàng đầu của Hoa Kỳ về khoa học kỹ thuật và đưa các giáo sư Hoa Kỳ sang giảng dạy trong các đại học Việt Nam. Từ năm 2007 đến 2009, Giáo sư Tới được bổ nhiệm làm Giám đốc Điều hành của VEF. Năm 2009 Giáo sư Tới từ chức ở VEF và nghỉ hưu sớm ở Tufts để trở về Việt Nam thành lập Bộ môn KTYS của trường ĐHQT.
Chương trình đào tạo Thạc Sĩ KTYS (Mã ngành đào tạo: 8520212) bằng tiếng Anh, với mục tiêu đào tạo một lực lượng nhân sự có khả năng biến hoài bảo thành tầm nhìn, biến tầm nhìn thành hiện thực. Do đó học viên sẽ đạt trình độ cao về lý thuyết, vững về thực hành, được trang bị cơ sở lý luận vững chắc, các kỹ năng tham gia, thực hành tiên tiến, và kỹ năng lãnh đạo nhóm hiệu quả. Các sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể thích nghi nhanh chóng với sự phát triển không ngừng của công nghệ cao trên thế giới và có khả năng giải quyết tốt các vấn đề kỹ thuật mới và cũ.
Các học viên tốt nghiệp có thể trở thành lãnh đạo trong ngành KTYS, Y, Dược; được giới thiệu các học bổng theo học Tiến Sĩ trong các đại học trong và ngoài nước và có khả năng giữ những vị trí sau: