DOL có 15+ cơ sở tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng

Vừa "rẻ" vừa không giới hạn thời gian sử dụng

Văn Tới, sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), đang cật lực ôn tiếng Anh để thi VSTEP. Tới nói lựa chọn VSTEP vì thấy chi phí dự thi khá rẻ, khoảng 1,3 triệu đồng.

Tính luôn tiền học ở trung tâm nữa thì tổng "thiệt hại" vẫn chưa tới 4,5 triệu đồng. Trong khi đó, chỉ riêng tiền lệ phí đăng ký thi IELTS là hơn 4,6 triệu đồng, cộng với tiền ôn tập ít nhất cũng trong 3-6 tháng. Chưa kể, chỉ cần sau 5-7 ngày là có kết quả và đặc biệt là VSTEP không có giới hạn về giá trị thời gian sử dụng.

Bỏ Đại học Luật Hà Nội sau năm đầu để thi vào ngành Dinh dưỡng của Đại học Y Hà Nội, Hồng Ngọc ẵm danh hiệu thủ khoa tốt nghiệp hệ cử nhân.

Đại học Y Hà Nội hàng năm xét danh hiệu thủ khoa tốt nghiệp cho hai hệ riêng biệt là bác sĩ (các ngành học 6 năm) và cử nhân (học 4 năm). Trần Lê Đức Anh, 24 tuổi, sinh viên ngành Y khoa, là thủ khoa hệ bác sĩ với điểm tổng kết 8,57/10. Ở hệ cử nhân, danh hiệu thuộc về Chử Hồng Ngọc, 23 tuổi, sinh viên ngành Dinh dưỡng.

Ngọc tốt nghiệp với điểm trung bình học tập đạt 8,43, cao nhất trong hơn 330 tân cử nhân của 5 ngành: Điều dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Khúc xạ nhãn khoa, Y tế công cộng, Dinh dưỡng. Ngoài Ngọc, chỉ 9 sinh viên khác tốt nghiệp loại giỏi.

Nhận giấy khen "thủ khoa" và đại diện sinh viên toàn khóa phát biểu trong lễ tốt nghiệp hôm 1/8, Ngọc nói cảm thấy tự hào.

"4 năm đại học là hành trình nhiều thử thách. Bắt đầu là kỳ thi tốt nghiệp THPT trong đại dịch Covid-19, tới những giờ học online kéo dài với những môn cơ sở khó nhằn, bỡ ngỡ khi lần đầu thi chạy trạm, thi lâm sàng và nhiều áp lực với những kỳ thi khác. Chúng em vẫn hay nói vui là sinh viên Y chỉ có hai mùa: mùa học và mùa thi", Ngọc đúc kết.

Nữ sinh nhìn nhận có xuất phát điểm thấp hơn nhiều bạn trong lớp, khi không phải học sinh trường chuyên, lớp chọn, vừa đủ điểm đỗ ngành Dinh dưỡng (khoảng 25 điểm ba môn Toán, Hóa, Sinh).

"Vì thế, danh hiệu thủ khoa tốt nghiệp là kỷ niệm đáng nhớ với mình", Ngọc nói.

Ngày còn học ở trường THPT Việt Nam - Ba Lan, Hà Nội, Ngọc đã rất ngưỡng mộ sinh viên Y Hà Nội và mong được học tập trong môi trường "toàn người giỏi" như vậy. Dù vậy, nghĩ khả năng của mình không đủ, Ngọc chọn đăng ký vào ngành Luật của Đại học Luật Hà Nội.

Học hành chăm chỉ nhưng hết một kỳ, Ngọc vẫn không thấy thích thú. Sau Tết Canh Tý 2020, khi phải học online do Covid-19, Ngọc có thời gian ngẫm nghĩ. Nữ sinh quyết định thi lại với mong muốn đỗ Đại học Y Hà Nội.

"Mình đã tìm hiểu kỹ các ngành qua anh, chị khóa trên và thấy ngành Dinh dưỡng khá phù hợp. Nếu không thi lại, có lẽ mình sẽ phải hối hận", Ngọc nói.

Khi đó, kỳ thi tốt nghiệp THPT chỉ còn cách ba tháng, Ngọc liền đăng ký một khóa ôn thi online, trong khi vẫn duy trì việc học ở trường Luật. Nhờ chăm chỉ và quyết tâm cao, Ngọc trúng tuyển ngôi trường mơ ước.

Xác định phải học cẩn thận từ đầu, nữ sinh tập trung nghe giảng trên lớp, kết hợp tự học. Ngọc thường tìm đọc tài liệu nước ngoài, sơ đồ hóa kiến thức để dễ nhớ.

Là tổ trưởng của một nhóm gồm 20 sinh viên, Ngọc luôn nhận vai chủ trì ở mọi bài tập nhóm. Ngọc cho biết dù vất vả hơn, việc này khiến em phải hiểu tất cả bài để giao nhiệm vụ phù hợp cho các bạn.

Ngọc cũng thường xuyên giảng lại bài cho các bạn hoặc hỏi anh, chị khoá trên những bài khó để hiểu lâu và sâu hơn.

Nhờ cách học này, Ngọc giành học bổng khuyến khích học tập ngay ở kỳ đầu. Từ chỗ nghi ngại khi con bỏ một trường danh tiếng để học một ngành chưa phổ biến, bố mẹ Ngọc dần ủng hộ con gái.

Ngọc cùng bố mẹ trong lễ tốt nghiệp. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Sang năm thứ hai, Ngọc bận rộn hơn do tham gia câu lạc bộ Hỗ trợ Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp của trường. Nữ sinh có một số dự án về chăm sóc sức khỏe mẹ và bé, xây dựng mạng lưới kết nối những người nhiễm/nghi nhiễm HIV/AIDS. Thời gian này, Ngọc cũng đi thực tập.

"Nhiều hôm chạy deadline, mình phải thức thâu đêm", Ngọc chia sẻ.

Ngành Dinh dưỡng thuộc hệ cử nhân nhưng nhiều hoạt động tương tự như ngành Y khoa. Sinh viên cũng phải học lâm sàng tại các bệnh viện từ năm thứ ba. Việc này giúp sinh viên có kiến thức căn bản về từng bệnh cụ thể, rồi đưa ra chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bệnh nhân.

"Đi lâm sàng giúp mình hiểu về ngành học hơn rất nhiều. Càng học, mình càng thấy phù hợp", Ngọc nói.

Từ niềm yêu thích đó, Ngọc tham gia nghiên cứu khoa học. Nữ sinh là đồng tác giả một bài báo đăng trên tạp chí quốc tế về y tế công cộng, đồng thời có báo cáo ở một số hội nghị khoa học trong nước và ngoài nước.

Đại học Y Hà Nội cho biết Ngọc đạt học bổng khuyến khích học tập 7 trong 8 kỳ, nhiều lần được tuyên dương vì có thành tích xuất sắc trong công tác lớp, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên.

Hồng Ngọc nhận bằng tốt nghiệp hôm 1/8. Ảnh: Đại học Y Hà Nội

Hoàn thành 4 năm tại Đại học Y Hà Nội, Ngọc vẫn muốn tiếp tục gắn bó với trường. Nữ sinh dự định học thạc sĩ và mong có cơ hội làm nghiên cứu sinh ở nước ngoài trong tương lai.