Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Lại Thị Nguyệt Hằng - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.
Nhịp tim bình thường của thai nhi
Trang thiết bị phục vụ siêu âm từ ngoài sẽ hỗ trợ bác sĩ đo và theo dõi nhịp tim của thai nhi. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể gắn một thiết bị dùng để theo dõi trực tiếp lên da đầu thai nhi, đảm bảo cho kết quả đo chỉ số nhịp tim thai chính xác nhiều hơn.
Vì thế, bác sĩ cần đo nhịp tim thai nhanh hay chậm, để nắm bắt được tất cả mọi sự thay đổi liên quan tim khi có bất trắc xảy ra. Đây chính là một biểu hiện rõ ràng nhất thông báo tình trạng sức khỏe của mẹ và bé, cùng những nguy cơ có thể chuẩn bị xảy đến. Từ đây, bác sĩ sẽ có biện pháp tức thời giúp đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Theo dõi tim thai giai đoạn tam cá nguyệt 3 cùng với lúc có dấu hiệu chuyển dạ là quan trọng vô cùng để có thể đảm bảo rằng thai nhi vẫn luôn ở trong trạng thái tốt.
Một điều mà các mẹ bầu cần quan tâm khi siêu âm thai đó là nhịp tim thai đập nhanh hay chậm. Bởi nếu tim thai đập quá nhanh so với ngưỡng bình thường thì rất có thể sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi đang gặp vấn đề.
Khoảng tuần thai 12, tim thai gần như đã hoàn thiện với những nhịp đập rõ ràng hơn. Vào cuối tuần thai 16, tim thai hoàn chỉnh về mặt cấu tạo và có thể đảm nhiệm chức năng như một quả tim bình thường. Lúc này, tim thai có thể bơm khoảng 24 lít máu/ngày. Trung bình tim thai có thể giao động từ 120-160 lần/phút nhưng nhịp tim có thể tăng nhanh đến 180 lần/phút nếu em bé cựa quậy nhiều.
Đến tuần thai thứ 20, tim thai đập càng mạnh hơn. Lúc này, bạn chỉ cần dùng tai nghe bình thường cũng có thể nghe thấy được nhịp tim của con. Nhịp đập càng to và dễ dàng thì chứng tỏ thai nhi đang rất khỏe mạnh và phát triển bình thường
Chuyên gia sản khoa nhận định, nhịp tim thai nhi đạt từ 110–160 nhịp đập mỗi phút tại giai đoạn chuyển dạ là tốt. Nhịp tim của em bé cũng thay đổi một cách tự nhiên giống như nhịp tim của bạn. Sự cử động, ngủ và các hoạt động khác có thể gây ra sự thay đổi như bình thường. Hãy nói chuyện với nữ hộ sinh hoặc bác sĩ của bạn về vấn đề mà bạn lo lắng về nhịp tim của bé.
Vào quá trình mẹ chuyển dạ, bác sĩ liên tục đo nhịp tim thai nhi nhanh
Vào quá trình mẹ chuyển dạ, bác sĩ liên tục đo nhịp tim thai nhi nhanh. Ở đây, ta có thể hiểu, nhịp tim thai nhanh là khi nhịp tim có thể tăng lên ít nhất là 15 nhịp trong mỗi phút, thường kéo dài tối thiểu 15 giây. Tình trạng này hoàn toàn là bình thường. Nguyên nhân nhịp tim chiều hướng tăng nhanh do khi ấy thai nhi đang cần lượng đủ oxy để thở.
Nhịp tim thai nhi tăng nhanh đột ngột diễn ra nhiều lần trong các thời điểm khác nhau của giai đoạn chuyển dạ, sinh nở. Trong quá trình này, nếu có dấu hiệu bất thường của sự suy tim, nhịp tim chậm lại, hầu hết các bác sĩ thường sẽ tác động làm tim thai đập nhanh lên bằng các cách sau:
Những phương pháp này nếu giúp làm tăng nhanh được tốc độ nhịp tim thì chứng tỏ thai nhi vẫn đang khoẻ mạnh.
Lưu ý quan trọng là nhịp tim chậm gây nguy hiểm cho thai nhi hơn là nhịp thai nhanh, bởi có thể đó là biểu hiện suy thai. Thế nên, khi nhịp tim đập quá chậm chỉ 80 lần/phút, mẹ cần phải biết đó là sự nguy hiểm để được đi cấp cứu ngay.
Cùng xem để biết sự phát triển của thai nhi qua từng tuần:
Nhịp tim của thai nhi phát triển như nào?
Tim thai nhi hình thành rất sớm, thường hình thành vào khoảng tuần thứ 6 hay ngày thứ 16 kỳ thai. Bấy giờ, phôi thai đã xuất hiện 2 mạch máu, hình thành nên 2 ống dẫn vào tim thai. Dù thời điểm này hình dáng thai nhi chưa hoàn thành, nhưng tim thai lại được cấu thành và co bóp tốt, đập như quả tim người thực thụ. Đến thời điểm cuối tuần thứ 5 thai kỳ, đây là một cột mốc quan trọng, nếu thai nhi thấy tim chứng tỏ đã trỗi dậy thành một mầm sống.
Đến tuần thứ 7, nhịp tim thai nhi lớn dần lên và bắt đầu phân chia thành buồng trái và buồng phải. Bạn thậm chí có thể nhìn thấy và đo được những điểm sáng nhấp nháy trên máy siêu âm. Nhịp đập mỗi phút bắt đầu từ 90–110 nhịp/phút và tăng mỗi ngày. Nhịp tim thai tiếp tục tăng cho đến khi nó đạt đỉnh điểm vào khoảng tuần 9, từ 140–170 nhịp đập mỗi phút cho bé trai lẫn bé gái.
Tim thai bắt đầu đập nhẹ ở tuần thai thứ 11 và và đến khoảng tuần 12 thì gần như đã hoàn thiện. Ở tuần thai thứ 14, tim thai đập rõ ràng hơn. Đến tuần thứ 16 đã có thể bơm máu với lượng khoảng 24 lít/ngày và số lượng này sẽ tiếp tục tăng cùng với sự phát triển của bé. Lúc này, tim đã hoàn chỉnh về mặt cấu tạo và đảm nhiệm chức năng của mình.
Từ các tuần thai tiếp theo cho đến lúc bé chào đời, nhịp tim thai nhi tiếp tục lớn hơn về kích thước, khối lượng. Bình thường tim thai đập từ 120 – 160 lần /phút.
Trắc nghiệm: Sự hiểu biết của bạn về kinh nguyệt
Kinh nguyệt có vai trò quan trọng đối với sức khỏe sinh sản, do đó nữ giới cần chủ động trang bị kiến thức để theo dõi và kiểm soát tình trạng sức khỏe. Bài trắc nghiệm sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về chu kỳ kinh nguyệt của bản thân.
Ngay từ tuần thứ 6 – 7 thai kỳ, bác sĩ đã có thể giúp các mẹ nghe được tim thai của con mình. Tuy nhiên, ở một số thai nhi, đến khoảng tuần 8 – 10 của thai kỳ, bạn mới có thể nghe được tim thai.
Đến tuần thai thứ 20 thì nhịp đập của tim thai càng mạnh hơn và bạn chỉ cần dùng tai nghe bình thường cũng có thể nghe thấy được. Nhịp đập bạn nghe được càng to và dễ dàng chứng tỏ thai nhi đang rất khoẻ mạnh và phát triển bình thường.
Nhịp tim thai nhi dự đoán giới tính?
Các bà mẹ thường hay rỉ tai nhau về những câu chuyện xung quanh thai kỳ rằng: nhịp tim thai nhi có thể dự đoán giới tính sớm nhất là trong tam cá nguyệt đầu tiên. Nếu nhịp tim trên 140 nhịp đập mỗi phút thì thai nhi là một bé gái, dưới 140 nhịp đập mỗi phút thì là bé trai. Tuy nhiên, sự thật là bạn không thể đoán giới tính thai nhi qua nhịp tim thai được mà bắt buộc phải qua siêu âm hình ảnh.
Việc theo dõi nhịp tim của thai nhi rất quan trọng, nó phản ánh tình trạng sức khỏe của bé trong thai kỳ, nhịp tim nhanh bất thường cảnh báo tình trạng suy tim, nhịp tim chậm cảnh báo suy thai. Bởi vậy, thai phụ nên khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ và kiểm tra nhịp tim của thai nhi; đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ để có những can thiệp xử lý kịp thời nếu có bất thường xảy ra. Ngoài ra, trong giai đoạn thai phụ cần chú ý:
Dịch vụ thai sản trọn gói tại Vinmec giúp quá trình mang thai của thai phụ trở nên nhẹ nhàng và an toàn hơn. Trong suốt quá trình mang thai, thai phụ sẽ được thăm khám bởi các bác sĩ khoa Sản có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, đưa ra những tư vấn, hướng xử lý tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
Mọi thông tin chi tiết về các gói dịch vụ thai sản trọn gói, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với các Bệnh viện và phòng khám thuộc hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Đại học Harvard là môi trường có tính cạnh tranh cao. Tuy nhiên, sinh viên không nhất thiết phải dành mọi thời gian để học tập, nghiên cứu mà bỏ qua nhu cầu nghỉ ngơi của cơ thể.
Để đặt chân đến Đại học Harvard, Mỹ, các sinh viên phải nỗ lực rất lớn, vượt qua hàng nghìn người ưu tú khác. Sau khi nhận thông báo trúng tuyển, họ vẫn còn chặng đường dài đầy khó khăn phải vượt qua.
Trước sự tò mò của nhiều người về cuộc sống hàng ngày của sinh viên trường đại học hàng đầu thế giới diễn ra như thế nào, College.harvard.edu đăng tải chia sẻ thời gian biểu thứ ba hàng tuần của một sinh viên.
9h09: Tôi thức dậy. Lịch học bắt đầu muộn là điểm tôi hài lòng nhất về thời sinh viên. So với việc phải thức dậy từ 5h37 như hồi trung học, cuộc sống bây giờ khá dễ dàng. Sau khi chuẩn bị mọi thứ, ăn vội bữa sáng tại nhà ăn, tôi tới lớp học đầu tiên trong ngày.
10h07: Bạn có thể sẽ để ý một điểm thú vị, các lớp học tại đây không bắt đầu vào giờ tròn phút mà thường lẻ 7 phút. Chúng tôi gọi nó là giờ Harvard. Mục đích chính là để sinh viên có đủ thời gian di chuyển giữa các tòa nhà.
Điều này cũng ảnh hưởng tới các hoạt động khác trong trường khi hầu hết sự kiện đều diễn ra muộn hơn 7 phút so với lịch trình.
Lớp học đầu tiên trong thứ ba của tôi là lớp tiếng Anh Lịch sử Kịch phương Tây. Tại đây, chúng tôi thảo luận về các vở kịch cổ điển như A Doll House của Henrik Ibsen.
11h30: Tôi thỉnh thoảng tranh thủ tập thể dục tại phòng gym ở khu ký túc Currier vào giờ nghỉ trưa. Đôi khi, tôi dành thời gian đi bộ ngoài khuôn viên trường, thả lỏng cơ thể, thư giãn đầu óc. Những con đường ở Boston và Cambridge là địa điểm lý tưởng để lấy lại tinh thần cho lớp học buổi chiều.
14h37: Tôi tham dự lớp Thần kinh học Hành vi. Đây là môn dẫn luận về Y học, Sinh học Thần kinh. Vì thế, chúng tôi phải tiếp cận với lượng kiến thức lớn, liên quan đến nhiều vấn đề.
Điểm cộng cho môn này là giảng viên trình bày bài giảng rất thú vị. Tuần trước, giảng viên từ Trường Y Harvard trình bày về "Nghệ thuật và Bộ não". Tất cả sinh viên cảm thấy hào hứng tìm hiểu cách phân tích kỹ thuật của các họa sĩ dựa trên cách não bộ mã hóa hình ảnh.
16h00: Tôi tham gia lớp Hóa học Hữu cơ dưới sự hỗ trợ của trợ giảng. Trong các lớp học lớn, mỗi trợ giảng sẽ phụ trách một phần nội dung, bao gồm việc giảng bài, ra bài tập về nhà, thực hành.
Ngoài nội dung bài học, sinh viên còn có thể hỏi trợ giảng các vấn đề cá nhân. Trợ giảng của tôi rất tốt bụng, luôn sẵn sàng hỗ trợ mọi người.
17h00: Tôi tham dự cuộc họp định kỳ của Harvard College Connection - nơi kết nối sinh viên toàn trường.
18h15: Tôi cùng bạn bè hẹn nhau ăn tối tại nhà ăn ở ký túc xá Currier. Đây là khoảng thời gian tuyệt vời để thư giãn, giải tỏa mọi căng thẳng trong ngày và hưởng thụ những món ngon tuyệt.
20h37: Sau khi hoàn thành bài tập về nhà, tôi rời phòng ngủ để tham dự cuộc họp hàng tuần của Peer Health Exchange (PHE). PHE thường cử sinh viên đại học tới trường trung học địa phương để giảng giải các vấn đề sức khỏe cho học sinh lớp 9.
Tôi phụ trách các lớp về cách đưa ra quyết định và cảm thấy rất hứng thú với chủ đề này.
0h30: Sau khi học bài và ôn lại kiến thức, tôi đi ngủ. Dù vào ngày bận rộn hay thảnh thơi, tôi luôn cố gắng ngủ đủ giấc để có tinh thần, sức khỏe cho các hoạt động vào ngày hôm sau.
Đương nhiên, nhiều hôm, tôi phải thức muộn hơn để hoàn thành công việc nhưng tôi luôn tự nhắc nhở bản thân rằng, giấc ngủ rất quan trọng.
Tôi không phủ nhận Harvard là môi trường học tập có tính cạnh tranh cao. Bên cạnh việc học tập, nghiên cứu, nhiều người lựa chọn tham gia các hoạt động tập thể để rèn luyện kỹ năng mềm.
Họ muốn tận dụng khoảng thời gian 4 năm đại học để chuẩn bị tốt nhất cho tương lai. Tuy nhiên, tôi không muốn gây áp lực quá lớn cho bản thân mà cố gắng cân bằng các hoạt động, nghỉ ngơi hợp lý.