Các thông tin về nhà tang lễ cầu giấy đang được nhiều khách hàng quan tâm. Chính vì thế hôm nay cửa hàng vòng hoa tươi xin giới thiệu những thông tin cần thiết nhất để mọi người nắm rõ.
Vòng hoa viếng nhà tang lễ Cầu Giấy
Nhà tang lễ nằm xa khu dân cư việc mở một cửa hàng hoa viếng ở đây là rất khó khăn chi vì thế các vòng hoa nhà tang lễ cầu giấy chủ yếu được cá nhân mở một quầy di động bán ngay ở cổng. Các vòng hoa sẽ được cắm từ nơi khác mang tới với mẫu cắm truyền thống là chủ đạo.
Giá các vòng hoa truyền thống chủ yếu từ 400.000đ-1.000.000đ sử dụng hoa tươi kết hợp hoa giả.
Thông thường để không mất nhiều thời gian, khách hàng nên đặt hoa sớm nhất bởi vì thời gian viếng ở đây chỉ diễn ra trong vòng 1h đồng hồ là kết thúc.
Sau khi tiếp nhận thông tin của gia chủ cung cấp, ban tang lễ sẽ tiến hành tiếp nhận thi hài để bảo quản trong nhà lạnh.
Thống nhất ngày giờ tổ chức và ký kết hợp đồng.
Ban tang lễ sẽ thống nhất với gia chủ ngày tổ chức viếng, thông tin người mất để soạn thảo hợp đồng tổ chức.
Khi đến ngày tổ chức ban phục vụ tang lễ sẽ tiến hành khâm liệm và di chuyển linh cữu đến phòng tổ chức viếng.
Khi bắt đầu buổi lễ ban tổ chức sẽ hướng dẫn người nhà đứng đúng vị trí và cử người chuẩn bị hương cho quan khách vào viếng.
Khách đến viếng sẽ được hướng dẫn đăng ký vào giấy vào viếng để ban phục vụ tang lễ đọc qua loa.Vòng hoa sẽ được ban phục vụ tang lễ bê vào, mọi người chỉ cần đi theo sau hoa để vào viếng.
Gần hết giờ viếng gia chủ sẽ lên đọc lời cảm ơn và tiến hành di quan. Kết thúc buổi viếng.
Tuyến xe 51 đây là tuyến đi qua cổng nhà tang lễ cầu giấy.
Trần Vỹ (Cổng Học Viện Tư Pháp) – Trần Vỹ – Hồ Tùng Mậu – Quay đầu tại điểm mở ( đối diện cổng chính nghĩa trang Mai Dịch) – Hồ Tùng Mậu – Xuân Thủy – Trần Thái Tông – Phạm Văn Bạch -Trung Kính – Vũ Phạm Hàm – Trần Duy Hưng – Quay đầu tại đối diện Ngõ 83 Trần Duy Hưng – Trần Duy Hưng – Đường Láng – Yên Lãng – Thái Thịnh – Tây Sơn – Chùa Bộc – Phạm Ngọc Thạch – Xã Đàn – Hầm Kim Liên – Đại Cổ Việt – Trần Khát Chân – Võ Thị Sáu – Thanh Nhàn – Lạc Trung – Minh Khai – Nguyễn Khoái – Trần Khánh Dư( Điểm trung
Những tuyến Xe buýt này dừng gần Cạnh Nhà Tang Lễ Cầu Giấy – Trần Vỹ: 13, 26, 29, 51.Các bạn có thể tham khảo những tuyến đó thêm.
Với những thông tin về nhà tang lễ cầu giấy đầy đủ phía trên sẽ giúp mọi người có thêm những kiến thức bổ ích và cần thiết.
Mai Văn Hoan – Nhà văn, nhà giáo TP Huế
Phong tục thờ cúng tổ tiên bắt nguồn từ niềm tin cho rằng linh hồn của người đã khuất vẫn còn hiện hữu trong thế giới này và ảnh hưởng đến đời sống của con cháu. Đối với người Việt, phong tục thờ cúng tổ tiên trở thành một thứ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Đại đa số các gia đình đều có bàn thờ tổ tiên trong nhà để bày tỏ lòng tôn kính, biết ơn đối với cha mẹ, ông bà, cụ kỵ. Đây là một tín ngưỡng rất quan trọng trong phong tục người Việt. Người Huế cũng không ngoại lệ. Nhưng do nhiều yếu tố về lịch sử địa lý, văn hóa, tôn giáo… chi phối mà người Huế, ngoài cách thức bố trí bàn thờ tổ tiên cùng với những nghi lễ chung, còn có cách thức bố trí bàn thờ tổ tiên với những nghi lễ riêng. Huế vốn là kinh đô xưa nên còn giữ nhiều cổ tục trong lễ nghi, cúng kỵ. Người Huế thực hiện bài trí bàn thờ và nghi lễ cúng tổ tiên rất chỉnh chu, trang nghiêm, kính cẩn theo truyền thống có từ lâu đời. Qua 45 năm sinh sống ở Huế, qua tìm hiểu bạn bè gốc Huế, qua các bài nghiên cứu về văn hóa Huế, tôi nhận thấy một số khác biệt đáng chú ý trong cách thức bài trí bàn thờ tổ tiên và nghi lễ cúng tế của người Huế như sau:
Người Huế đa phần là theo Phật giáo. Riêng ở thành phố Huế, tỷ lệ người theo đạo Phật có lẽ cao nhất nước. Không kể các niệm Phật đường, các chùa khuôn hội, hiện ở Huế có hơn 300 ngôi chùa lớn nhỏ, trong đó trên 100 chùa cổ. Các ngôi chùa Huế rải khắp cả trong và ngoài kinh thành. Bởi vậy, người Huế khi lập bàn thờ tổ tiên ngoài di ảnh những người trong gia đình đã mất, ngoài những bát nhang đặt trước di ảnh, ngoài chiếc lư đồng, đôi chân đèn, ấm trà, bầu rượu, bình hoa… thì bàn thờ người Huế nhất thiết phải có ba án. Án trong cùng (án nội) là nơi đặt bài vị, di ảnh và bát hương người quá cố. Án ngoài cùng, thường gọi là hương án, là một cái bàn cao hơn, trên đặt các đồ thờ được bài trí: hai bên là hai cây đèn, ở giữa là chiếc lư đồng, xen giữa đèn và lư đồng là hai bát đựng nước sạch; hàng tiếp sau là một chiếc bình hoa đối xứng với quả bồng để đặt quả phẩm. Phía sau lư đồng là chiếc kỉnh dựng (giống như bức bình phong, bằng gỗ khảm xà cừ), cạnh đó là chiếc lư đồng nhỏ để xông trầm. Giữa hương án và án nội đặt một chiếc bàn thấp hơn hai án thờ, là nơi soạn mâm cơm, khay trà để cúng ông bà. Nhà nào có thờ Phật thì trước hương án là bàn thờ Phật. Bàn thờ Phật cao hơn bàn thờ tổ tiên khoảng 2 dm đến 4 dm. Chính giữa bàn thờ đặt tượng Phật Quan Âm bằng đồng, đá, gỗ hoặc thạch cao (chủ yếu là thạch cao). Tượng lớn hay bé tùy theo kích cỡ bàn thờ. Tượng được lồng kính cẩn thận. Những gia đình không có điều kiện sắm tượng thì dùng ảnh Phật Quan Âm lồng khung kính. Bát nhang ở bàn thờ Phật phải to hơn các bát nhang đặt ở bàn thờ tổ tiên. Nhà có đám tang, hầu hết người Huế theo đạo Phật đều lập bàn thờ Phật. Bàn thờ Phật đặt trước bàn thờ người vừa mất. Người đến viếng nếu theo đạo Phật thì quỳ lạy trước bàn thờ Phật rồi mới vào thắt hương ở bát nhang đặt trước di ảnh người vừa mất. Người không theo đạo phật thì bỏ qua nghi lễ này. Theo quan niệm của người Huế thì Phật Quan Âm là người nắm giữ một vị trí quan trọng trong Đạo Phật. Thờ Phật Quan Âm thì khi có khổ ải, Phật Quan Âm xuất hiên và ra tay cứu giúp. Phật Quan Âm giang tay, trải tình yêu thương từ bình nước cam lộ làm dịu đi những khổ đau, sầu não. Việc thờ phụng Phật Quan Âm sẽ giúp cho gia chủ bồi đắp được tâm hồn thanh tịnh, luôn hướng thiện, không bon chen, sân si với đời, luôn giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn trong khả năng của họ. Bàn thờ Phật đặt trước bàn thờ tổ tiên, có lẽ là nét khác biệt rõ nhất trong việc bày trí không gian thờ cúng tổ tiên của người Huế so với các địa phương khác.
Tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và thành phố Huế nói riêng người theo Thiên Chúa giáo không nhiều. Thành phố Huế chỉ có 3 nhà thờ lớn là nhà thờ Phủ Cam, nhà thờ Giòng Chúa Cứu Thế, nhà thờ Phanxicô. Trong nhóm Kitô giáo thì người Công giáo ở Huế vẫn có lập nơi tưởng nhớ tổ tiên (tạm gọi là bàn thờ) với những nghi thức theo truyền thống dân tộc (có cả bát nhang), nhưng họ không xem đó là hình thức tôn thờ mà là tôn kính. Một số ít người Huế theo đạo Tin Lành không làm như vậy, họ chỉ treo di ảnh người đã mất ở nơi trang trọng nhất để tưởng nhớ mà thôi.
Cũng như các địa phương khác trong cả nước, nhiều người Huế tin rằng linh hồn của người đã khuất vẫn còn hiện hữu và luôn quan tâm đến đời sống của con cháu. Họ tưởng tượng: linh hồn người chết vẫn ẩn hiện trên bàn thờ, dõi theo những người thân, phù hộ cho họ khi gặp chuyện không may; quở phạt khi họ làm những điều tội lỗi. Do đó, thờ cúng tổ tiên ông bà ngoài việc tưởng nhớ còn là chỗ dựa tinh thần của những người đang sống. Nhiều người người Huế cũng tin rằng “dương sao thì âm vậy”, khi sống cần những gì thì chết cũng cần những thứ ấy. Khi tiến hành lễ cúng ông bà tổ tiên, người Huế cũng đặt cơm canh, xôi chè, thịt cá, hoa quả… Riêng hoa quả, một thứ không thể thiếu đối với người Huế là chuối. Nhà nào ở Huế khi cúng tổ tiên ông bà đều có nải chuối bên cạnh đĩa xôi, con gà, hương đèn, vàng mã… Có người nói người Huế theo đạo Phật nên không đặt chuối lên bàn thờ do hình dáng hơi “tục” của nó là không đúng. Ngược lại, người Huế theo đạo Phật cho rằng: nải chuối là bàn tay của Phật xòe ra che chở nhân gian. Có điều không phải thứ chuối nào người Huế cũng đem cúng. Người Huế tối kỵ cúng chuối lùn vì cho là “tục”. Chuối tiêu không cúng vì cái tên và cái dáng không đẹp. Chuối sứ cũng không cúng vì nhiều hột. Chuối cau là thứ chuối được người Huế ưa chuộng nhất. Hoa cúng trên bàn thờ Phật người Huế chủ yếu là hoa sen. Hoa đặt trên bàn thờ tổ tiên, người Huế thường chọn hoa huệ, hoa đồng tiền, hoa chuối… nhưng hoa cúc vàng mới là loại hoa được người Huế ưa thích. Bởi người Huế theo đạo Phật quan niệm: hoa cúc vàng là loại hoa mang trong mình rất nhiều ý nghĩa như lòng hiếu thảo, phúc lộc và may mắn. Màu vàng còn là màu tượng trưng cho nhà Phật, lại có hương thơm dịu nhẹ rất phù hợp với nơi thờ cúng. Đây cũng là nét đặc biệt trong không gian thờ cúng tổ tiên của người Huế chăng?
Trong tục thờ cúng tổ tiên, người Huế nói riêng và người Việt nói chung rất coi trọng việc cúng giỗ hằng năm vào ngày mất, thường được tính theo âm lịch, bởi tin rằng đó là ngày con người đi vào cõi vĩnh hằng. Không chỉ ngày giỗ, việc cúng tổ tiên còn được thực hiện đều đặn vào các ngày mồng một, ngày rằm và các dịp lễ tết khác trong một năm như: Tết Nguyên Đán, Tết Hàn thực, Tết Trung thu… Những khi trong nhà có việc quan trọng như dựng vợ gả chồng, sinh con, làm nhà, đi xa, thi cử… người Huế cũng dâng hương, làm lễ cúng tổ tiên để báo cáo và để cầu tổ tiên phù hộ, hay để tạ ơn khi công việc thành công. Người Huế vẫn giữ nếp xưa với chế độ phụ quyền trọng nam và trọng trưởng. Nếu cúng ở nhà thờ họ thì trưởng tộc làm chủ lễ, nếu cúng ở nhà riêng thì chủ nhà là đàn ông làm chủ lễ. Cha mất, con trai trưởng làm chủ lễ. Con trai trưởng mất thì con trai kế theo làm chủ lễ. Nhà không có con trai thì nhờ chú bác, anh em họ hàng bên nội làm chủ lễ. Phụ nữ Huế thường chỉ được thắp hương quỳ lạy, không được làm chủ lễ. Chỉ con trai trưởng dòng đích mới chính thức được thờ bài vị tổ tiên gắn với ngai thờ. Con thứ, dòng thứ chỉ được thờ vọng.
Trước đây, lễ cúng tất niên của các gia đình người Huế thường diễn ra vào chiều 30. Hiện nay, có một số gia đình tổ chức sớm hơn. Mâm cơm cúng tất niên với ý nghĩa tiễn biệt năm cũ và mời tổ tiên ông bà về ăn Tết với con cháu. Sau lễ cúng trên bàn thờ, các thành viên trong gia đình hội ngộ với nhau bên mâm cơm cuối năm. Từ sau ngày cúng Tất niên đến ngày cúng đưa sau Tết, trên bàn thờ gia tiên luôn được người Huế chăm lo chu đáo: hương được thắp thường xuyên, đèn trên bàn thờ luôn đỏ; mứt bánh đầy đủ; trà rượu, nước tinh khiết được thay liên tục. Ở Huế, đa phần người dân theo đạo Phật nên ngày mồng Một trên bàn thờ chỉ có những món chay. Đây cũng là nét khác biệt trong tục lệ thờ cúng tổ tiên của người Huế. Sáng mồng một Tết, sau lễ cúng Nguyên đán, gia chủ thắp thêm hương trầm, dâng nước, bánh mứt cúng tổ tiên. Khi mâm cơm cúng đã nấu xong và dâng lên bày vào bàn thờ, ông bà, cha mẹ, con cháu quần áo chỉnh tề vái lạy trước bàn thờ gia tiên gọi là chúc Tết ông bà. Sau đó, đến lăng mộ dòng họ, gia đình hay các nghĩa trang viếng mộ người thân. Người Huế tin rằng tổ tiên luôn hiện diện trên bàn thờ và đang cùng ăn Tết với gia đình. Thông thường, người Huế đón Tết đến mồng Ba hoặc mồng Bốn. Vì vậy, ngày cuối các gia đình Huế tiến hành lễ cúng hóa vàng đưa tiễn ông bà tổ tiên về cõi tâm linh. Số vàng mã đã được dâng cúng lên bàn thờ tổ tiên ông bà vào ngày lễ tất niên không đốt ngay hôm đó mà để lưu lại trên bàn thờ đến tận ngày lễ hóa vàng mới đem đốt.
Qua tìm hiểu không gian thờ cúng tổ tiên cùng với các nghi lễ thờ cúng tổ tiên của người Việt nói chung và người Huế nói riêng cho ta thấy: đạo lý “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây” mà ông cha từng đúc kết qua kho tàng văn học dân gian được lưu truyền từ bao đời nay luôn được con cháu đời sau giữ gìn.
Không gian thờ cúng tổ tiên cùng với các nghi lễ thờ cúng tổ tiên của người Việt nói chung và người Huế nói riêng còn là chỗ dựa tinh thần, mang ý nghĩa tâm linh, bởi cùng với đó là việc luôn có niềm tin thiêng liêng vào linh hồn ông bà tổ tiên luôn dõi theo cuộc sống và phù hộ độ trì cho con cháu.
Không gian thờ cúng tổ tiên cùng với các nghi lễ thờ cúng tổ tiên của người Việt nói chung và người Huế nói riêng là một nét văn hóa đặc sắc, góp phần hình thành và nuôi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp cho các thế hệ tiếp nối.
Do đặc điểm về địa lý, lịch sử, phong tục tập quán mà cách bài trí và tục lệ thờ cúng tổ tiên của người Huế có những nét khác biệt. Tìm hiểu không gian thờ cúng tổ tiên cùng với các nghi lễ thờ cúng tổ tiên của người Huế góp phần chứng minh sự đa dạng, phong phú của văn hóa nói chung và văn hóa tâm linh nói riêng của người Việt trong tiến trình phát triển không ngừng nghỉ qua các thời đại.