Thương mại trong tiếng Anh có nghĩa là Trade, vừa có ý nghĩa là kinh doanh, vừa có ý nghĩa là trao đổi hàng hóa dịch vụ. Ngoài ra, trong tiếng Anh, người ta còn dùng một thuật ngữ khác là Business hoặc Commerce để chỉ thương mại với nghĩa là buôn bán hàng hóa, kinh doanh hàng hóa hay là mậu dịch.

Vai trò của thương mại là gì?

Thương mại đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường ở nước ta. Cụ thể:

- Thương mại là điều kiện để thúc đẩy sản xuất. Thông qua hoạt động thương mại trên thị trường, các chủ thể kinh doanh mua bán được các hàng hóa, dịch vụ, từ đó bảo đảm cho quá trình tái sản xuất được tiến hành bình thường, lưu thông hàng hóa dịch vụ thông suốt.

- Thương mại mở rộng khả năng tiêu dùng, nâng cao mức hưởng thụ của các cá nhân và doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sản xuất.

- Thương mại là cầu nối gắn kết nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới, thực hiện chính sách mở cửa.

- Thương mại góp phân thúc đẩy doanh nghiệp năng động sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy cải tiến, phát huy sáng kiến để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.

Theo khoản 1 Điều 75 Bộ luật Dân sự năm 2015, pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận, lợi nhuận này sẽ được chia cho các thành viên của pháp nhân đó. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.

Pháp nhân thương mại mang các đặc điểm sau:

- Pháp nhân thương mại trước hết là một pháp nhân.

Theo Điều 74 Bộ luật Dân sự năm 2015, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

+ Được thành lập theo quy định của Bộ luật Dân sự và luật khác có liên quan.

+ Có cơ cấu tổ chức với cơ quan điều hành và một số cơ quan khác.

+ Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của chính pháp nhân được thành lập.

+ Nhân danh chính pháp nhân tham gia quan hệ pháp luật độc lập.

- Mục đích hoạt động của pháp nhân thương mại là chủ yếu tìm kiếm lợi nhuận.

Vi phạm hợp đồng thương mại bị xử lý thế nào?

Bên cạnh thuật ngữ thương mại là gì, nhiều người cũng rất thắc mắc về mức phạt vi phạm hợp đồng thương mại.

Vi phạm hợp đồng thương mại là việc một bên không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ hoặc không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật Thương mại. Khi vi phạm hợp đồng thương mại, thương nhân sẽ phải chịu trách nhiệm như sau:

7.1. Mức phạt vi phạm hợp đồng thương mại

Theo quy định tại Điều 300 Luật Thương mại năm 2005, việc phạt vi phạm được quy định như sau:

Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này.

Theo quy định này, việc phạt vi phạm chỉ đặt ra khi hợp đồng thương mại giữa các bên có thỏa thuận về nội dung phạt vi phạm và một trong các bên vi phạm điều khoản về phạt hợp đồng đã thỏa thuận.

Căn cứ Điều 301 Luật Thương mại năm 2005, mức phạt vi phạm được quy định như sau:

Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này.

Như vậy, nếu vi phạm hợp đồng thương mại, bên vi phạm có nghĩa vụ nộp phạt theo mức mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng. Tuy nhiên mức phạt tối đa sẽ bị giới hạn ở mức 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.

7.2  Mức bồi thường thiệt hại hợp đồng thương mại

Theo Điều 302 Luật Thương mại, nếu một bên vi phạm hợp đồng thương mại gây thiệt hại cho bên còn lại thì phải chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm:

- Giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm hợp đồng thương mại phải chịu

- Khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm hợp đồng thương mại đáng lẽ được hưởng.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi có đẩy đủ các yếu tố sau:

- Hành vi vi phạm không thuộc trường hợp được miến trách nhiệm.

- Hành vi vi phạm hợp đồng thương mại là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.

Để được bồi thường đầy đủ, bên bị thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất và khoản lợi trực tiếp mà đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

7.3. Trường hợp được miễn trách nhiệm khi vi phạm

Căn cứ Điều 294 Luật Thương mại 2005, bên vi phạm hợp đồng thương mại sẽ được miễn trách nhiệm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

- Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận trong hợp đồng thương mại.

- Xảy ra sự kiện bất khả kháng.

- Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia.

- Hành vi vi phạm xảy ra do thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm ký hợp đồng thương mại.

Để được miễn trách nhiệm khi vi phạm, bên vi phạm hợp đồng thương mại phải chứng minh được mình thuộc các trường hợp miễn trách nhiệm.

Tranh chấp thương mại được giải quyết như thế nào?

Căn cứ Điều 317 Luật Thương mại năm 2005, tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được giải quyết theo một trong các hình thức sau:

Thực hiện bởi một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải.

Theo Điều 6 Luật Trọng tài thương mại, nếu các bên đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án không được thụ lý đơn khơi kiện, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài đó vô hiệu hoặc không thể thực hiện được.

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp thương mại là hai năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp của một bên bị xâm phạm.

Trên đây là thông tin giải đáp cho câu hỏi: “Thương mại là gì?” và những vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động thương mại. Nếu vẫn còn vấn đề vướng mắc về hợp đồng thương mại, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết.

(HQ Online) Nhiều hoạt động xúc tiến xuất khẩu diễn ra nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tranh thủ các cơ hội khi Trung Quốc mở cửa trở lại.

Nhiều mặt hàng xuất khẩu lớn sang Trung Quốc đang chờ đón cơ hội khi thị trường này mở cửa trở lại. Ảnh: ST

Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid-19 nhưng hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Trung Quốc vẫn không ngừng phát triển. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc đạt 175,6 tỷ USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2021. Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại và thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc, nếu tính trong 10 nước ASEAN, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, đối tác nhập khẩu lớn nhất và đối tác xuất khẩu lớn thứ 2 chỉ sau Malaysia. Nếu xét trên quy mô toàn thế giới, Việt Nam hiện đang giữ vị trí đối tác thương mại lớn thứ 6 của Trung Quốc trong tất cả các quốc gia và vũng lãnh thổ có quan hệ thương mại với Trung Quốc, đồng thời là thị trường xuất khẩu lớn thứ 5; thị trường nhập khẩu lớn thứ 10 của Trung Quốc.

Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc cho biết, kể từ ngày 08/01/2023, Trung Quốc đã mở cửa trở lại với nhiều chính sách nới lỏng về xuất nhập cảnh và xuất nhập khẩu hàng hóa. Hàng hóa sẽ không phải chịu kiểm tra vi rút Sars-CoV-2 trên bao bì và trên mẫu sản phẩm. Các đối tượng được nhập cảnh sẽ không phải cách ly tập trung và chỉ phải test Covid-19 tại các bệnh viện chỉ định trong vòng 48 tiếng trước khi xuất cảnh. Do đó, hoạt động thương mại nói chung và hoạt động xúc tiến thương mại nói riêng cơ bản sẽ được nối lại như thời điểm trước dịch Covid-19. Vì thế, các doanh nghiệp trong thời gian tới có thể nghiên cứu các hoạt động xúc tiến thương mại với thị trường Trung Quốc, chủ động có kế hoạch cụ thể để các hoạt động xúc tiến thương mại trong năm 2023 diễn ra đạt được hiệu quả cao.

Từ các hoạt động xúc tiến thương mại

Hiện nay, các hoạt động xúc tiến thương mại với thị trường Trung Quốc đã sôi động ngay từ 2 tháng đầu năm. Tại cuộc làm việc mới đây của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên với Bí thư tỉnh ủy Hải Nam (Trung Quốc) Thẩm Hiểu Minh, lãnh đạo ngành Công Thương cho biết, với tư cách là “Cảng thương mại tự do lớn nhất thế giới”, Hải Nam trong tương lai chắc chắn sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc, góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và giảm bớt tình trạng mất cân đối trong cán cân thương mại hai nước. Bộ trưởng Bộ Công Thương đã kiến nghị nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại, hỗ trợ các doanh nghiệp hai bên như: Thành lập Văn phòng xúc tiến thương mại Việt Nam tại thành phố Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc; thúc đẩy đẩy nhanh tiến trình mở cửa thị trường Trung Quốc cho các nông sản của Việt Nam (đặc biệt là trái dừa tươi mà tỉnh Hải Nam đang rất có nhu cầu) và hợp tác trong việc lĩnh vực chế biến nông sản; chia sẻ thông tin về các chính sách ưu đãi đầu tư và thương mại của Hải Nam...

Tại Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư và hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc (Vân Nam) giữa tháng 2, doanh nghiệp Việt Nam và Vân Nam đã có cơ hội trao đổi, kết nối và đẩy mạnh hợp tác nhằm thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm nông sản, thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc bằng hình thức chính ngạch trong bối cảnh Trung Quốc đã chính thức mở cửa cho phép nhiều loại nông, thủy sản có thế mạnh của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường này.

Đặc biệt, hoạt động xúc tiến thương mại được kỳ vọng là Hội chợ Trung Quốc - ASEAN (CAEXPO) lần thứ 20 sẽ tổ chức tháng 9/2023 sau sau 3 năm không tổ chức được theo hình thức tập trung trực tiếp do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Vũ Bá Phú cho biết, Hội chợ Trung Quốc - ASEAN có vai trò rất quan trọng, là cơ hội cho Việt Nam quảng bá thương hiệu hàng hoá vào thị trường phía Nam Trung Quốc, cũng như xuất khẩu sâu hơn vào lục địa Trung Quốc.

Những số liệu thống kê của cả phía Trung Quốc và Việt Nam đã cho thấy, từ chỗ chỉ đạt vài chục triệu USD trị giá các hợp đồng, thỏa thuận giao dịch trong những năm đầu tiên tham gia CAEXPO, những năm gần đây, tổng giá trị giao dịch thương mại và đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam tại Hội chợ đã lên tới khoảng 50 triệu USD.

Đáng chú ý, CAEXPO 2023 sẽ được chuẩn bị công phu hơn, nâng cấp toàn diện cơ chế đối thoại cấp cao. Các lãnh đạo của Trung Quốc và 10 quốc gia ASEAN sẽ được mời tham dự với tiêu chuẩn cao, sẽ có các bài phát biểu mang tính chiến lược và hướng tới tương lai tại lễ khai mạc để thảo luận về các kế hoạch hợp tác và phát triển trong thập kỷ mới, đồng thời giúp các doanh nghiệp hiểu rõ phương hướng hợp tác mới của Trung Quốc và ASEAN, từ đó nắm bắt cơ hội phát triển mới.