Với tinh thần cầu thị, thông qua đối thoại trực tiếp, Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) tiếp nhận kiến nghị, ý kiến góp ý, phản ánh của tổ chức và nhân dân, nhằm tiếp tục bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện cơ chế chính sách, tạo điều kiện thông thoáng nhất cho người dân và doanh nghiệp.

Địa điểm cục xuất nhập cảnh HCM

Địa chỉ: 333-335-337 Nguyễn Trãi, Phường Nguyễn Cư Trinh, Q.1, TP.HCM

Thứ 7                : 8h30 – 10h30

Dịch vụ cấp tốc của Cục xuất nhập cảnh HCM xin hỗ trợ các bạn như sau

– Làm hộ chiếu (Passport) nhanh ( 1 – 3 ngày)

– Làm visa đi du lịch, thăm thân, công tác.

– Làm lý lịch tư pháp Việt Nam cho người nước ngoài tại Cục quản lý xuất nhập cảnh.

– Làm thẻ tạm trú Việt Nam cho người ngoài.

– Làm công văn nhập cảnh Việt Nam (1 – 3 – 5 – 7 ngày) tại Cục quản lý xuất nhập cảnh thành phố HCM.

– Gia hạn visa Việt Nam khẩn (1 – 3 ngày) tại Cục quản lý xuất nhập cảnh.

– Dán Visa tại cửa khẩu quốc tế Mộc Bài. (Có hướng dẫn đi kèm).

– Làm giấy phép lao động cho người nước ngoài (Work permit)

– Tư vấn miễn phí dịch vụ visa.

Trên đây là những thông tin về Cục quản lý xuất nhập cảnh HCM, Dịch vụ Xin Visa, Hợp pháp Hóa đại Sứ Quán hi vọng sẽ mang lại hữu ích cho các bạn. Nếu còn gì thắc mắc hay cần thêm thông tin hãy để lại bình luận hoặc liên hệ với Dịch vụ Xin Visa, Hợp pháp Hóa đại Sứ Quán để biết thêm thông tin chi tiết.

Ngày 18/01/2024, tại Hà Nội, Đại tá Vũ Văn Hưng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã tiếp bà Victoria Pullen, Cục trưởng Cục Thực thi xuất nhập cảnh, Bộ Nội vụ Vương quốc Anh.

Phát biểu tại buổi tiếp, Đại tá Vũ Văn Hưng chào mừng bà Victoria Pullen và các đồng nghiệp Bộ Nội vụ Vương quốc Anh đã tới thăm và làm việc với Cục Quản lý xuất nhập cảnh. Trên cơ sở quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Cục Thực thi xuất nhập cảnh, Bộ Nội vụ Vương quốc Anh và Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an Việt Nam, đồng chí Vũ Văn Hưng đánh giá cao sự hợp tác chặt chẽ, có hiệu quả của các cơ quan chức năng, hai Bên đã tiến hành nhiều hoạt động hợp tác thiết thực và ý nghĩa như: trao đổi đoàn các cấp nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm công tác, thông tin nghiệp vụ trong lĩnh vực quản lý xuất nhập cảnh; tổ chức các khóa tập huấn về nâng cao năng lực phòng, chống xuất nhập cảnh, di cư trái phép và kỹ năng kiểm tra phát hiện hộ chiếu giấy tờ giả cho cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh và cơ quan quản lý xuất nhập cảnh các địa phương có sân bay quốc tế và đông người nước ngoài cư trú; trao tặng thiết bị phát hiện giấy tờ giả; phối hợp chặc chẽ trong việc trao đổi thông tin phục vụ công tác phòng chống di cư trái phép… Đặc biệt, phía Việt Nam nhất trí tiếp tục tiến hành tổ chức Đối thoại Di cư và Xuất nhập cảnh lần thứ 2 tại Anh trong năm 2024.

Thay mặt Đoàn công tác, bà Victoria Pullen trân trọng cảm ơn Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã đón tiếp và vui mừng nhận thấy quan hệ hợp tác của hai Bên đạt nhiều kết quả tích cực và không ngừng phát triển. Hơn nữa, bà đánh giá cao sự phối hợp trong việc nhận trở lại công dân bằng chuyến bay thuê riêng trong giai đoạn Covid-19 diễn biến phức tạp. Bà Victoria Pullen cho biết sẽ là cầu nối quan trọng cho các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực di cư và xuất nhập cảnh, nhận trở lại công dân và sẵn sàng phối hợp thực hiện các dự án tuyên truyền, phổ biến pháp luật, truyền thông cộng đồng về di cư an toàn và phòng, chống di cư trái phép.

(Đại tá Vũ Văn Hưng, Phó Cục trưởng trao quà lưu niệm)

Ảnh & Bài viết: Nguyễn Diệu Hương

Thiếu tướng Phạm Đăng Khoa, Cục trưởng Cục Viễn thông và Cơ yếu, Bộ Công an đến nhận công tác và giữ chức vụ Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Thiếu tướng Đỗ Triệu Phong, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh đến nhận công tác và giữ chức vụ Cục trưởng Cục Truyền thông CAND.

Về việc đề nghị xét duyệt cho người nước ngoài

nhập cảnh Việt Nam theo bảo lãnh của cơ quan, tổ chức

trong giai đoạn áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19

Hướng dẫn về trình tự, thủ tục đề nghị Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an xét duyệt cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam theo bảo lãnh của cơ quan, tổ chức tại Việt Nam (bao gồm cả trường hợp đã có hoặc chưa có thị thực, thẻ tạm trú) trong giai đoạn áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

1. Người nước ngoài là chuyên gia, nhà đầu tư, nhà quản lý doanh nghiệp, lao động kỹ thuật cao (gọi tắt là chuyên gia); thân nhân là cha, mẹ, vợ, chồng, con của chuyên gia nước ngoài; học sinh, sinh viên nước ngoài đang học tập tại Việt Nam.

2. Các cơ quan, tổ chức tại Việt Nam mời, đón, bảo lãnh cho người nước ngoài nhập cảnh và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

III. Trình tự, thủ tục thực hiện

a) Công văn đề nghị Cục Quản lý xuất nhập cảnh xét duyệt nhân sự cấp thị thực, cấp phép nhập cảnh cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam theo mẫu NA2 ban hành kèm Thông tư số 04/2015/TT-BCA ngày 05/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định mẫu giấy tờ liên quan đến việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh có thể truy cập trang giao dịch điện tử: http://evisa.xuatnhapcanh.gov.vn/web/guest/huong-dan-dvbl-xdnc để thực hiện việc nhập thông tin đề nghị xét duyệt qua hệ thống giao dịch điện tử, sau đó in công văn đề nghị, ký và đóng dấu.

Trường hợp đã có thị thực hoặc thẻ tạm trú (còn thời hạn) do chính cơ quan, tổ chức đó mời, bảo lãnh thì ghi chú trong công văn đề nghị (mẫu NA2) là đã có thị thực hoặc thẻ tạm trú (số, ký hiệu, cơ quan cấp, ngày cấp, thời hạn) và nộp kèm bản chụp.

b) Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (UBND cấp tỉnh) về việc cho phép người nước ngoài (thuộc đối tượng nêu tại mục II.1 Hướng dẫn này) được nhập cảnh vào làm việc, thăm thân, học tập và phê duyệt phương án, phương tiện đưa đón, cách ly; trường hợp cách ly tại địa phương khác thì nộp kèm văn bản chấp thuận việc tổ chức cách ly của UBND cấp tỉnh nơi cách ly.

Trường hợp được Thủ tướng Chính phủ hoặc Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 cho phép nhập cảnh Việt Nam thì nộp văn bản thông báo của Văn phòng Chính phủ hoặc của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và văn bản về việc tổ chức cách ly của UBND cấp tỉnh nơi cách ly.

(Các văn bản nêu trên là bản chính hoặc bản sao có chứng thực)

c) Trường hợp nhập cảnh qua cửa khẩu cảng hàng không quốc tế thì nộp kèm thông tin chuyến bay nhập cảnh (số hiệu, hành trình chuyến bay và cửa khẩu nhập cảnh); nếu chưa có thông tin chuyến bay tại thời điểm nộp hồ sơ thì phải trao đổi bằng văn bản ngay sau khi có thông tin để Cục Quản lý xuất nhập cảnh thực hiện thông báo việc giải quyết nhập cảnh.

d) Trường hợp lần đầu nộp hồ sơ mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh, các tổ chức sau: tổ chức xã hội, doanh nghiệp, tổ chức khác có tư cách pháp nhân, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa, chuyên môn của nước ngoài tại Việt Nam phải gửi kèm theo:

- Bản sao có chứng thực giấy phép hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc thành lập tổ chức;

- Văn bản giới thiệu con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của tổ chức (mẫu NA16 ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BCA).

2. Nơi nộp hồ sơ và nhận kết quả

Cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh trực tiếp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh (địa chỉ: 44-46 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội hoặc 333-335-337 Nguyễn Trãi, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh).

Cục Quản lý xuất nhập cảnh xem xét, giải quyết và trả lời cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

4. Thông báo việc giải quyết nhập cảnh

a) Đối với trường hợp nhập cảnh qua cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế, Cục Quản lý xuất nhập cảnh thông báo đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu về việc giải quyết nhập cảnh cho người nước ngoài.

b) Đối với trường hợp nhập cảnh qua cửa khẩu đường bộ, đường thủy, đường sắt, Cục Quản lý xuất nhập cảnh thông báo việc nhập cảnh của người nước ngoài đến Cục Cửa khẩu - Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Quốc phòng./.