Chúng ta cùng học một số từ trong tiếng Anh thuộc về chủ đề giờ như office hour, business hour, golden hour, peak hour nha!
Giờ hành chính là gì? Giờ hành chính là mấy giờ?
Giờ hành chính là thời gian làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan hành chính Nhà nước cũng như doanh nghiệp.
Tại Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thời giờ làm việc như sau:
“Điều 105. Thời giờ làm việc bình thường
1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.”
Theo cách hiểu hiện nay thì giờ hành chính được tính 08 giờ/ngày. Giờ hành chính này sẽ không kể thời gian nghỉ trưa.
Thông thường, giờ hành chính trong các cơ quan, doanh nghiệp thường chia thành 2 buổi sáng, chiều:
- Buổi sáng: Bắt đầu từ 7 giờ 30 đến 12 giờ.
- Buổi chiều: bắt đầu từ 13 giờ 30 đến 17 giờ.
- Trong một tuần, thời gian làm việc thường kéo dài từ thứ Hai đến thứ Sáu và nghỉ vào 2 ngày cuối tuần (hoặc làm việc đến thứ bảy và nghỉ ngày chủ nhật).
Tuy nhiên, giờ hành chính áp dụng với từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp sẽ có sự chênh lệch khác nhau hoặc chênh lệch theo mùa nhưng đảm bảo tối đa 8 giờ/ngày.
Quy định về giờ hành chính nhà nước
Nhìn chung, giờ hành chính trong các cơ quan hành chính Nhà nước cũng tương tự giờ làm việc với đa phần các doanh nghiệp là tối đa 08 tiếng/ngày. Tuy nhiên, các cơ quan nhà nước có khung giờ làm việc cố định riêng.
Đơn cử tại TPHCM, quy định về giờ hành chính nhà nước được đề cập tại Quyết định 67/2017/QĐ-UBND, cụ thể:
- Giờ hành chính nhà nước buổi sáng bắt đầu từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút.
- Giờ hành chính nhà nước buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.
Giờ làm việc hành chính này có thể điều chỉnh phù hợp với đặc thù, yêu cầu công tác của từng cơ quan, đơn vị và theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố nhưng phải đảm bảo đủ 08 giờ làm việc/01 ngày làm việc.
Lưu ý: Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập căn cứ tình hình thực tế bố trí thời gian làm việc phù hợp, đảm bảo đúng quy định của Bộ Luật Lao động.
Đối với cơ quan, đơn vị được quy định phải tổ chức làm việc buổi sáng ngày thứ bảy hàng tuần để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo Quyết định 32/2010/QĐ-UBND thì giờ hành chính nhà nước bắt đầu từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút.
Xem thêm: Quy định về giờ làm việc hành chính ở một số địa phương
Thời gian làm thêm giờ ngoài giờ hành chính
Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường (giờ hành chính) theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
Số giờ làm thêm với người lao động năm 2023 thực hiện theo Điều 107 Bộ luật Lao động 2019.
Trong đó, số giờ làm thêm với người lao động không quá 40 giờ/tháng và không quá 200 giờ/năm (trừ một số trường hợp được làm thêm không quá 300 giờ năm).
Theo số liệu của Bộ Công thương, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cao su tự nhiên sang Hoa Kỳ trong 4 tháng đầu năm, trong đó chủng loại SVR3L chiếm thị phần lớn nhất.
Trong 4 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 12.106 tấn, đạt 21 triệu USD. So với cùng kỳ năm 2021, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang thị trường này đều ghi nhận giảm cả về lượng và trị giá, lần lượt là 2,6% và 4%.
Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, theo Bộ Công thương thông tin, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cao su tự nhiên sang Hoa Kỳ. Trong đó, chủng loại SVR3L được xuất khẩu sang Hoa Kỳ nhiều nhất, chiếm 40,8% tổng lượng cao su xuất khẩu sang thị trường này trong 4 tháng đầu năm 2022. Đứng thứ hai là chủng loại Latex; thứ 3 là SVRCV60…
Về giá xuất khẩu, giá bình quân cao su xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 1.741 USD/tấn, giảm 1,4% so với cùng kỳ năm 2021. Nhìn chung, giá xuất khẩu bình quân của các mặt hàng cao riêng lẻ trong 4 tháng phần lớn đều giảm so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giảm mạnh nhất là RSS3, giảm 15,1%; RSS1 giảm 11,6%; SVR CV60 giảm 5,3%...
Theo số liệu thống kê của Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ, 3 tháng đầu năm 2022, Hoa Kỳ nhập khẩu khoảng 524.590 tấn cao su (bao gồm các mã HS 4001, HS4002, HS4003, HS4005), đạt trị giá 1,16 tỷ USD, tăng lần lượt 18,3% và 35,1%.
Trong đó, Indonesia, Thái Lan, Canada, Hàn Quốc và Bờ Biển Ngà là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su cho Hoa Kỳ. Việt Nam hiện là thị trường nhập khẩu cao su lớn thứ 13 của Hoa Kỳ trong 3 tháng đầu, đạt 9.038 tấn. Nhìn chung, thị phần cao su của Việt Nam tại thị trường này còn tương đối nhỏ.
Cao su của Việt Nam hiện chịu sự cạnh tranh lớn từ nhiều thị trường, đặc biệt là từ Indonesia và Thái Lan. Trong năm 2021, thị phần cao su của 2 nước này đều ghi nhận tăng so với cùng kỳ năm 2021.
Trong 3 tháng đầu năm, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su tự nhiên lớn thứ 6 cho Hoa Kỳ, đạt 9.040 tấn, trị giá 15,04 triệu USD, giảm lần lượt 33,9% và 35,6%. Trong quý đầu năm, thị phần cao su tự nhiên xuất khẩu vào thị trường này giảm khoảng 6% so với cùng kỳ năm 2021.
Với mặt hàng cao su tổng hợp, thị trường Hoa Kỳ cũng nhập khẩu tương đối nhiều, khoảng 168.800 tấn trong 3 tháng đầu năm 2022. Tuy nhiên, thị phần cao su tổng hợp của Việt Nam tại thị trường này vẫn còn nhỏ.
Trong 4 tháng đầu năm 2022, Việt Nam xuất khẩu 485.221 tấn cao su, đạt 856 triệu USD, tăng lần lượt 3,7% và 9,3%. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất, chiếm 67% tổng thị phần xuất khẩu cao su của Việt Nam. Đứng thứ 2 là thị trường Ấn Độ, chiếm 7,5%...