để lưu bài viết này nha! nếu chưa có tài khoản hãy

(MASTER OF INTERNATIONAL ECONOMICS)

Thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế quốc tê

Master of International Economics

Khoa Kinhtế đối ngoại– TrườngĐại học Kinh tế - Luật -Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh

TrườngĐại học Kinh tế - Luật -Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh

Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế quốc tế theo định hướng nghiên cứu cung cấp là chương trình chọn lọc, lớp nhỏ cho người học những kiến thức chuyên sâu về kinh tế quốc tế và các phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp để có thể độc lập nghiên cứu, phát triển các quan điểm, luận thuyết khoa học, hình thành năng lực nghiên cứu khoa học và làm việc thực tiễn trong các tổ chức quốc tế; sử dụng thành thạo tiếng Anh chuyên ngành; có khả năng thực hiện công việc ở các vị trí nghiên cứu, giảng dạy, tư vấn và hoạch định chính sách hoặc các vị trí khác thuộc lĩnh vực đối ngoại và kinh tế quốc tế, đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của hoạt động kinh tế đối ngoại, hợp tác quốc tế trong bối cảnh hội nhập khu vực và thế giới của Việt Nam ngày càng sâu rộng.

Học viên được trang bị kiến thức ngành với các môn bắt buộc: Kinh tế lượng nâng cao, Phương pháp nghiên cứu khoa học và viết luận văn, Lý thuyết và chính sách thương mại, Tài chính quốc tế nâng cao, Đầu tư quốc tế nâng cao, Kinh tế đối ngoại nâng cao, Kinh doanh quốc tế nâng cao, Logistics quốc tế. Và được chọn 6 trong các môn học: Đàm phán kinh doanh quốc tế, Quản trị chuỗi cung ứng, Quản trị mua hàng toàn cầu, Quản trị tồn kho và phân phối, Leadership, Quản trị đa văn hóa, Phân tích dữ liệu kinh tế, Bảo mật thông tin trong bối cảnh toàn cầu hoá, Luật sở hữu trí tuệ, Luật hợp đồng thương mại.

* Mô tả chi tiết chương trình đào tạo:

Phương pháp nghiên cứu khoa học và viết luận văn

Research Methods and Thesis Writing

Lý thuyết và chính sách thương mại

International Trade Theory and Policy

Advances inInternational Investments

International Project Management

International Business Negotiations

Inventory and Distribution Management

Bảo mật thông tin trong bối cảnh toàn cầu hoá

Information Security Management in Context of Globalization

Những người đang hoặc dự định làm việc tại những tổ chức quốc tế, doanh nghiệp kinh doanh và các cơ quan quản lý kinh tế quốc tế, kinh doanh quốc tế, tổ chức chính phủ và phi chính phủ, tổ chức tư vấn đều có cơ hội tham gia chương trình này,… Những ứng viên là chuyên viên, chuyên gia kĩ thuật của các doanh nghiệp quốc tế cũng có thể tham gia Chương trình. Ngoài ra, học viên cũng có thể tham gia các hoạt động nghiên cứu ở mức độ sâu hơn và trình độ cao hơn.

Thời gian tuyển thẳng tối đa là 24 tháng tính từ ngày ký văn bằng tốt nghiệp hoặc quyết định công nhận tốt nghiệp đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển.

Người tốt nghiệp hoặc có quyết định công nhận tốt nghiệp trình độ đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) trong hệ thống Đại học quốc gia có ngành đúng với ngành đăng ký tuyển thẳng và có năng lực ngoại ngữ chuẩn ngoại ngữ đầu vào của chương trình thạc sĩ tại Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh tại mục 2.2 của Thông báo này; (nếu không đạt chuẩn ngoại ngữ thì đăng ký thi bổ sung môn ngoại ngữ tiếng Anh).

- Người tốt nghiệp hoặc có quyết định công nhận tốt nghiệp trình độ đại học chính quy (hoặc trình độ tương đương trở lên) với chương trình đào tạo từ 150 tín chỉ trở lên;

- Người tốt nghiệp hoặc có quyết định công nhận tốt nghiệp trình độ đại học chính quy loại giỏi có điểm trung bình tích lũy từ 8.0 trở lên (theo thang điểm 10);

- Người tốt nghiệp hoặc có quyết định công nhận tốt nghiệp trình độ đại học chính quy là thủ khoa của ngành;

- Người tốt nghiệp hoặc có quyết định công nhận tốt nghiệp trình độ đại học đạt giải nhất, nhì, ba các kỳ thi Olympic sinh viên trong nước và ngoài nước.

Thời gian xét tuyển tối đa là 24 tháng tính từ ngày ký văn bằng tốt nghiệp hoặc quyết định công nhận tốt nghiệp đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển.

- Năng lực ngoại ngữ đạt chuẩn theo chuẩn ngoại ngữ đầu vào của chương trình thạc sĩ tại Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh tại mục 2.2 của Thông báo này; (nếu không đạt chuẩn ngoại ngữ thì đăng ký thi bổ sung môn ngoại ngữ tiếng Anh).

- Người tốt nghiệp hoặc có quyết định công nhận tốt nghiệp trình độ đại học các chương trình đạt chuẩn kiểm định hoặc đánh giá theo các bộ tiêu chuẩn khu vực và quốc tế như AUN-QA, AACSB, ACBSP, ABET, EUR-ACE, FIBAA, CTI.

- Người tốt nghiệp hoặc có quyết định công nhận tốt nghiệp trình độ đại học chính quy từ các cơ sở đào tạo đạt chuẩn kiểm định hoặc đánh giá theo các bộ tiêu chuẩn khu vực và quốc tế như AUN-QA, HCERES có điểm trung bình tích lũy từ 7.0 điểm trở lên (theo thang điểm 10);

- Người tốt nghiệp hoặc có quyết định công nhận tốt nghiệp chương trình kỹ sư, cử nhân tài năng của Đại học quốc gia;

- Người tốt nghiệp hoặc có quyết định công nhận tốt nghiệp chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo ở một số trường đại học của Việt Nam, có điểm trung bình tích lũy từ 7.0 điểm trở lên (theo thang điểm 10);

- Người tốt nghiệp hoặc có quyết định công nhận tốt nghiệp trình độ đại học chính quy ngành gần với ngành đăng ký xét tuyển loại giỏi có điểm trung bình tích lũy từ 8.0 điểm trở lên (theo thang điểm 10);

- Người tốt nghiệp hoặc có quyết định công nhận tốt nghiệp trình độ đại học là tác giả chính hoặc tác giả liên hệ của tối thiểu 01 bài báo khoa học đăng trên tạp chí thuộc danh mục Web of Science/Scopus hoặc bài báo đăng trong Hội nghị thuộc danh mục Scopus. Cách ghi công bố quốc tế theo quy định hiện hành của ĐHQG-HCM.

- Sinh viên các ngành đào tạo liên thông từ trình độ đại học lên trình độ thạc sĩ của ĐHQG-HCM;

- Người tốt nghiệp đại học có chứng chỉ quốc tế GMAT (Graduate Management Admission Test), GRE (The Graduate Record Examination) hoặc đạt kỳ thi đánh giá năng lực sau đại học của Đại học Quốc gia còn trong thời gian hiệu lực;

Các đối tượng không thuộc trường hợp tuyển thẳng và xét tuyển. Có bằng đại học thuộc ngành đúng, ngành gần, ngành khác có nhu cầu tham gia đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn.

Chuyên ngành đúng, phù hợp: Kinh tế quốc tế, Kinh tế đối ngoại, Quan hệ kinh tế quốc tế, Kinh doanh quốc tế, Kinh tế ngoại thương, Ngoại thương, Thương mại quốc tế.

Chuyên ngành gần: Tất cả các chuyên ngành thuộc khối ngành kinh tế, ngành quản trị kinh doanh và một số ngành khoa học xã hội: kinh tế học, kinh tế công, kinh tế chính trị, kinh tế đầu tư, kinh tế phát triển, thống kê kinh tế, toán kinh tế, tài chính – ngân hàng, kế toán – kiểm toán, quản trị kinh doanh, kinh tế du lịch, thương mại, quan hệ quốc tế…

– Học bổ sung kiến thức: Ứng viên tốt nghiệp đại học các ngành gần cần hoàn thành học bổ sung kiến thức gồm 3 học phần (9 tín chỉ), cụ thể như sau:

*Học phí học chuyển đổi: Theo mức học phí quy định.

2.2. Đáp ứng được một trong các điều kiện sau đây về trình độ ngoại ngữ:

Chứng chỉ hoặc chứng nhận được công nhận ngoại ngữ đầu vào trình độ thạc sĩ đạt bậc 3/6 theo khung năng lực 6 bậc dành cho Việt Nam (tương đương B1 theo CEFR; đạt 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết) có thời hạn 02 năm tính từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày đăng ký dự tuyển, được cấp bởi một cơ sở được Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc ĐHQG-HCM công nhận.

- Có Chứng chỉ tiếng Anh tương đương B1 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc  dùng cho Việt Nam: Trường Đại học Sư phạm TP HCM; Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế; Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng; Đại học Thái Nguyên; Trường Đại học Cần Thơ; Trường Đại học Hà Nội; Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Trường Đại học Vinh; Học viện An ninh Nhân dân; Trường Đại học Sài Gòn; Trường Đại học Ngân hàng TP HCM; Trường Đại học Trà Vinh; Trường Đại học Văn Lang; Trường Đại học Tây Nguyên; Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM

Các trường hợp miễn thi ngoại ngữ khác:

a) Người dự tuyển là công dân Việt Nam được miễn đánh giá năng lực ngoại ngữ khi có một trong những minh chứng sau:

- Có bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài mà trong đó ngôn ngữ giảng dạy là ngôn ngữ của môn thi ngoại ngữ, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành;

- Có bằng tốt nghiệp trình độ đại học chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam hoặc chương trình kỹ sư chất lượng cao Việt Pháp (PFIEV) được ủy ban bằng cấp kỹ sư (CTI, Pháp) công nhận, có đối tác nước ngoài cùng cấp bằng, có bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình giảng dạy bằng ngôn ngữ nước ngoài (gồm các môn thuộc kiến thức cơ sở ngành; kiến thức chuyên ngành; kiến thức bổ trợ và luận văn/đồ án/khóa luận) được Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc ĐHQG-HCM công nhận;

- Có bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài là Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung, Nhật, Hàn.

b) Người dự tuyển là công dân nước ngoài, lưu học sinh Hiệp định (là người nước ngoài được tiếp nhận học tập tại Việt Nam và được Chính phủ Việt Nam cấp học bổng theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên) nếu đăng ký theo học các chương trình đào tạo bằng ngôn ngữ tiếng Việt phải đạt trình độ tiếng Việt tối thiểu từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc đã tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) mà chương trình đào tạo được giảng dạy bằng tiếng Việt; đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ thứ hai theo quy định ngoại ngữ của CSĐT (nếu có). Trường hợp là người bản ngữ của ngôn ngữ được sử dụng trong chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ thì được miễn yêu cầu về ngoại ngữ”.

Nếu không có các văn bằng tốt nghiệp, chứng chỉ, chứng nhận nêu trên, thí sinh phải tham gia kỳ thi môn ngoại ngữ do Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức trong các đợt tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ hàng năm.

3. Thời gian tuyển sinh hàng năm

- Đợt 1 tuyển sinh vào cuối tháng 6: Thông báo tuyển sinh vào tháng 01; Phát và nhận hồ sơ từ đầu tháng 01 đến cuối tháng 5; Ôn thi tháng 3 đến giữa tháng 6.

- Đợt 2 tuyển sinh vào tháng 11: Thông báo tuyển sinh vào cuối tháng 7; Phát và nhận hồ sơ từ đầu tháng 07 đến cuối tháng 10; Ôn thi tháng 8 đến giữa tháng 11.

Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn II, số 45, đường Đinh Tiên Hoàng, phường Bến Nghé, quận 1.

- Lớp Kinh tế học, Kinh tế chính trị, Kinh tế & Quản lý công, Kinh tế quốc tế: Chiều, tối thứ 7; Sáng, chiều Chủ Nhật

- Lớp Kế toán, Tài chính - Ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Luật dân sự & tố tụng dân sự, Luật kinh tế: Các tối thứ 2 đến thứ 7.

Sáng: 08g00 - 11g30; Chiều: 13g30 - 16g30; Tối: 18g00 - 21g00

- Thành phố Hồ Chí Minh: 27.750.000 đồng/năm (chia làm 2 học kỳ, mỗi kỳ đóng : 13.875.000 đồng).

1. Phòng Sau đại học và Khoa học công nghệ, Trường Đại học Kinh tế - Luật,

Số 669 Quốc lộ 1, phường Linh Xuân, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại liên hệ: 028. 372446555 – 6371;

(08g30 đến 15g30 từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần; 13g30 đến 19g30 thứ 7; 07g30 đến 15g30 Chủ Nhật);

Link tham gia nhóm tuyển sinh Sau đại học năm 2022 https://zalo.me/g/tqavle141

2. Văn phòng Trường Đại học Kinh tế - Luật,

số 45, đường Đinh Tiên Hoàng, phường Bến Nghé, Quận 1.

Điện thoại liên hệ: 0283 9100916

15g30 đến 20g00 từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần;

3. Văn phòng Khoa Kinh tế đối ngoại,

B2.606, Trường Đại học Kinh tế - Luật, P. Linh Xuân, Tp. Thủ Đức.

Điện thoại liên hệ: 028. 372446555 – 6371

8g00 đến 16g00 từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần;

Email: [email protected]; [email protected]