Hội thảo khoa học là diễn đàn cho các nhà khoa học học tập, trao đổi kinh nghiệm. Để mỗi bài viết đạt chất lượng được đăng trong các Kỷ yếu hội thảo, đặc biệt là những Kỷ yếu hội thảo mang tính quốc tế, có một số nguyên tắc bắt buộc về cách viết và cấu trúc một bài báo khoa học.

Phần 1 (54-67 phút): Phần thi Nói và Viết

Phần này của bài thi PTE Academic sẽ có bảy dạng câu hỏi khác nhau. Đây là phần thi đánh giá cả kỹ năng nói và viết của thí sinh, đồng thời tiếng Anh được sử dụng trong phần thi này thường là tiếng Anh được sử dụng ở môi trường học thuật. Dưới đây là 8 dạng câu hỏi trong phần thi Nói và Viết mà bạn có thể tham khảo.

Giới thiệu bản thân: Phần thi này là dịp để bạn cung cấp cho tổ chức khảo thí cũng như giám khảo chấm thi một số thông tin về bản thân. Bạn sẽ có 25 giây để đọc lời hướng dẫn và chuẩn bị câu trả lời của mình, sau đó bạn có 30 giây để ghi lại câu trả lời của mình. Bạn chỉ có thể ghi lại câu trả lời của mình một lần. Phần thi này không được tính vào tổng điểm của toàn bài thi, vì vậy bạn không cần quá lo lắng.

Đọc to: Một đoạn văn dài tối đa 60 từ sẽ xuất hiện trên màn hình máy tính. Việc của bạn là đọc to và rõ đoạn văn này. Bạn sẽ có khoảng 30-40 giây để xem trước văn bản hiển thị và chuẩn bị. Sau đó, bạn sẽ nghe thấy một âm báo ngắn. Sau khi âm báo này kết thúc, hãy bắt đầu nói ngay lập tức. Không bắt đầu nói trước khi micrô mở vì câu trả lời của bạn sẽ không được ghi lại.

Đọc to văn bản được hiển thị trên màn hình

Lặp lại câu thoại: Bạn sẽ được nghe một câu thoại dài từ 3-9 giây, sau đó bạn sẽ có 15 giây để lập lại câu thoại mà bạn nghe được từ audio. Trong phần thi này, đoạn audio sẽ được phát tự động. Khi đoạn audio kết thúc, micrô sẽ mở ra và hộp trạng thái sẽ hiển thị dòng chữ “Recording”. Hãy nói vào micrô ngay lập tức và lặp lại chính xác những gì bạn đã nghe từ đoạn audio ban đầu.

Miêu tả hình ảnh: Phần thi này yêu cầu bạn miêu tả lại hình ảnh được hiển thị trên màn hình máy tính. Bạn có 40 giây để ghi lại câu trả lời của mình. Trước khi trả lời, bạn có 25 giây để nghiên cứu hình ảnh và chuẩn bị cho câu trả lời của mình. Sau khi bạn nghe thấy một âm thanh báo bắt đầu, hãy nói ngay lập tức. Không bắt đầu nói trước khi micrô mở vì câu trả lời của bạn sẽ không được ghi lại.

Kể lại nội dung đoạn hội thoại: Bạn sẽ được nghe một đoạn audio miêu tả một bức ảnh bất kỳ dài tối đa 90 giây. Việc của bạn là nghe hiểu thông tin được cung cấp từ đoạn audio và sau đó diễn đạt lại nội dung bạn nghe được trong vòng 40 giây (bạn phải diễn đạt bằng từ ngữ của riêng bạn). Trong phần thi này, hình ảnh sẽ được hiển thị lên màn hình trước, sau đó đoạn audio miêu tả bức ảnh sẽ được phát tự động. Sau khi đoạn audio kết thúc, bạn có 10 giây để chuẩn bị cho câu trả lời của mình.

Trả lời ngắn: Sau khi nghe câu hỏi từ máy tính, bạn được yêu cầu trả lời câu hỏi đó một cách ngắn gọn bằng một hoặc một vài từ. Bạn có 10 giây để ghi lại câu trả lời của mình. Hãy lưu ý rằng sau khi câu hỏi được đọc xong, hộp trạng thái sẽ hiển thị dòng chữ “Recording” ngay lập tức mà không có âm báo bắt đầu. Vì thế, bạn cần chú ý để không bị bỏ lỡ phần thi một cách đáng tiếc.

Tóm tắt văn bản: Sau khi đọc một văn bản dài tối đa 300 từ được hiển thị trên màn hình, bạn sẽ được yêu cầu tóm tắt lại văn bản đó. Bạn có 10 phút để viết tóm tắt của mình. Bạn cần tóm tắt những điểm chính của văn bản chỉ trong một câu đơn không dài quá 65 từ.

Tóm tắt văn bản được hiển thị trên màn hình

Viết luận: Đề bài sẽ được hiển thị trên màn hình. Bạn có 20 phút để hoàn thành một bài luận ngắn (200-300 từ). Số từ bạn viết sẽ được đếm tự động và được hiển thị ngay trên màn hình máy tính.

Phần 3 (30-43 phút): Phần thi Nghe

Dưới đây là 8 dạng câu hỏi trong phần thi Nói và Viết mà bạn có thể tham khảo.

Tóm tắt đoạn hội thoại: Sau khi nghe một đoạn văn dài từ 60-90 giây, bạn sẽ phải viết phần tóm tắt về nội dung đoạn audio trên bằng một đoạn văn dài từ 50-70 từ.

Chọn các đáp án đúng: Sau khi nghe đoạn ghi âm, hãy trả lời một câu hỏi trắc nghiệm về nội dung của đoạn ghi âm bằng cách chọn nhiều hơn một câu trả lời đúng trong số các câu trả lời được đề xuất sẵn.

Điền vào chỗ trống: Phần lời thoại của một đoạn audio sẽ xuất hiện trên màn hình với một số khoảng trống. Sau khi nghe đoạn ghi âm, hãy gõ từ còn thiếu vào mỗi khoảng trống tương ứng trong phần lời thoại đó.

Chọn đoạn văn tóm tắt đúng nhất: Sau khi nghe một đoạn ghi âm, trên màn hình sẽ hiển thị nhiều đoạn văn tóm tắt nội dung của đoạn ghi âm trên. Nhiệm vụ của bạn là chọn ra một phần tóm tắt phù hợp nhất trong số các phần tóm tắt được đưa ra.

Chọn một đáp án đúng: Sau khi nghe một đoạn ghi âm, bạn được yêu cầu trả lời một câu hỏi trắc nghiệm có liên quan đến đoạn ghi âm đó. Hãy chọn ra một đáp án đúng nhất trong số các đáp án được đưa ra.

Phần thi Nghe của PTE Academic bao gồm nhiều dạng câu hỏi

Chọn từ còn thiếu: Trong phần thi này, từ hoặc nhóm từ cuối cùng trong bản ghi âm đã được thay thế bằng tiếng bíp. Sau khi nghe bản ghi âm, bạn cần phải chọn từ/nhóm từ còn thiếu để hoàn thành bản ghi âm đó từ danh sách các lựa chọn được đề xuất sẵn.

Chọn ra thông tin sai: Trong phần thi này, bạn sẽ được cung cấp lời thoại của bản ghi âm; tuy nhiên, trong phần lời thoại này có một số lỗi sai so với bản ghi âm mà bạn được nghe. Vì thế, bạn cần chọn những từ trong văn bản khác với những từ mà bạn nghe được trong audio.

Viết chính tả: Bạn sẽ được nghe một câu thoại từ đoạn ghi âm, sau đó bạn cần viết lại chính xác câu thoại mà bạn nghe được.

Hy vọng những thông tin được cung cấp trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu trúc của một bài thi PTE Academic. Nếu bạn cần tìm hiểu về PTE cũng như các khóa học luyện thi hữu ích thì hãy liên hệ ngay với Phuong Nam Education để nhận được sự hỗ trợ cần thiết nhé!

Với mục tiêu mở rộng khả năng áp dụng kết quả bài thi Đánh giá tư duy cho các trường đại học, học viện khối ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, công nghiệp, nông nghiệp, y dược… và phù hợp với chương trình giáo dục hiện hành và phổ thông mới, Đại học Bách khoa Hà Nội quyết định điều chỉnh cấu trúc, nội dung bài thi, áp dụng từ năm 2023.

Bài thi được điều chỉnh theo hướng gọn nhẹ hơn, từ thi 270 phút xuống còn 150 phút, xóa bỏ tư duy theo tổ hợp môn học từ Toán + Đọc hiểu + Khoa học tự nhiên + tiếng Anh thành nội dung đánh giá tư duy Toán học, tư duy đọc hiểu và tư duy giải quyết vấn đề.

Trường sẽ tổ chức thi trắc nghiệm trên máy tính trong thời gian 1 buổi (150 phút), nhiều đợt thi, nhiều địa điểm thi, cấp giấy chứng nhận kết quả thi có thời hạn trong 2 năm, không giới hạn đối tượng dự thi, số lần dự thi.

Cấu trúc bài thi tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội áp dụng từ năm 2023 trở đi.

Với phần Tư duy Toán học, bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm trong 60 phút, đánh giá toàn bộ sự phát triển năng lực và tư duy toán của học sinh thông qua chương trình Toán học lớp 11, 12 tại trường THPT và một phạm vi nhỏ kiến thức số học.

Nội dung phần thi gồm kiến thức về Số học, Đại số, Hàm số, Hình học, Thống kê và xác suất. Cấu trúc câu hỏi đòi hỏi phải có ý nghĩa cả về vấn đề và ngữ cảnh, đại diện cho các mối quan hệ Toán học; truy cập các kiến thức Toán học bằng trí nhớ; kết hợp với thông tin đã cho; mô hình hóa, tính toán và thao tác toán học; diễn giải; áp dụng các kỹ năng lập luận, đưa ra quyết định dựa trên toán học và thuật toán/tựa thuật toán phù hợp.

Phần thi tư duy Toán học nhấn mạnh tới tư duy định lượng và áp dụng phần tính toán hoặc ghi nhớ các công thức. Thí sinh được sử dụng máy tính cầm tay theo quy định. Các câu hỏi hàm chứa các vấn đề từ dễ đến khó với độ tin cậy để đảm bảo phân hóa được mức độ sẵn sàng vào đại học của thí sinh.

Phần Tư duy đọc hiểu thi theo hình thức trắc nghiệm, với thời gian 30 phút, nhằm đo lường khả năng đọc nhanh và hiểu đúng. Các câu hỏi yêu cầu học sinh chuyển hóa ý nghĩa từ một số văn bản thuộc các thể loại văn bản: Khoa học, Văn học, Báo chí… nhằm đo lường khả năng thu thập được thông tin với những gì được tuyên bố rõ ràng và lập luận để xác định ý nghĩa tiềm ẩn.

Các câu hỏi yêu cầu học sinh sử dụng các kỹ năng viện dẫn và lập luận để xác định các ý chính, định vị và giải thích các chi tiết quan trọng; hiểu chuỗi các sự kiện; so sánh, hiểu mối quan hệ nhân quả; xác định ý nghĩa của từ, cụm từ và các tuyên bố dựa vào ngữ cảnh, khái quát hóa, phân tích giọng văn và phương pháp của tác giả. Thí sinh phải phân tích và tích hợp thông tin từ nhiều văn bản liên quan… Nội dung đọc hiểu trong đề thi đa dạng, phong phú,liên quan tới những chủ đề về khoa học,công nghệ, kinh tế, kỹ thuật, công nghiệp, nông nghiệp, tài chính, ngân hàng, y dược.

Phần Tư duy Khoa học gồm các câu hỏi trắc nghiệm (thời gian 60 phút). Phần thi yêu cầu đo lường cách giải thích, phân tích, đánh giá, lý giải và các kỹ năng giải quyết vấn đề cần thiết trong lĩnh vực khoa học.

Phần thi này là một tập hợp các thông tin khoa học, theo sau đó là các câu hỏi trắc nghiệm nhằm đo lường khả năng: Tính, giải thích được dữ liệu; chỉ ra được phương án phù hợp với thông tin khoa học; thiết lập và thực hiện được các mô hình đánh giá, suy luận và kết quả thử nghiệm. Thông tin khoa học được truyền tải theo một trong ba định dạng khác nhau: biểu diễn dữ liệu (đồ thị khoa học, bảng biểu và sơ đồ), tóm tắt nghiên cứu (mô tả một hoặc nhiều thí nghiệm liên quan) hoặc quan điểm xung đột (hai hoặc nhiều tóm tắt mô hình lý thuyết, hiện tượng không phù hợp với nhau).